III IV Chung Chung 1.
b. Nội dung và cách thực hiện:
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức SV tự quản trong các hoạt độn gở KTX.
Tính tự quản chính là khả năng tự tổ chức quản lý những hoạt động của chính mình.
a. Mục tiêu:
Đẩy mạnh việc nâng cao ý thức tự quản của SV trong các hoạt động phong trào; SV thực hiện nghiêm túc việc chấp hành nội quy, nề nếp KTX; tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. GD SV phát huy tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong quá trình sống, học tập, rèn luyện tại KTX. Thường xuyên rèn luyện ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường.
b. Nội dung và cách thực hiện:
Các nội dung tự quản bao gồm: Biết xây dựng kế hoạch học tập, tự quản giờ giấc tự học; tổ chức nếp sinh hoạt trong phòng ở tập thể; làm quen với công tác tự quản chung như: Trực nhật, trực ban, vệ sinh môi trường, tuần tra bảo vệ an ninh; tích cực tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, thể dục thể thao trong KTX.
Các hoạt động tự quản phải có tổ chức giám sát, đánh giá qua hệ thống chức năng của nhà trường, gắn với trách nhiệm tinh thần và vật chất, bảo đảm theo đúng nội quy, quy chế đã ban hành.
Xây dựng các ban tự quản của SV KTX do Trung tâm Nội trú quản lý. Thực hiện kiện toàn lại bộ máy theo định kỳ đầu năm học nhằm bổ sung, sàng
trưởng và thành viên tự quản là những người có trách nhiệm, năng nổ, nhiệt tình, có năng lực, có uy tín, có khả năng thuyết phục người khác nhằm nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của các bạn SV khác. Nhà trường có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời về vật chất, tinh thần như: khen thưởng, biểu dương, miễn, giảm tiền phòng ở và các dịch vụ khác như internet tại KTX.
Bên cạnh việc xây dựng ban SV tự quản làm lực lượng nòng cốt tổ chức phong trào, cần xây dựng các tổ tự quản theo các tầng ở từng KTX nhằm giúp Nhà trường tổ chức các hoạt động cho SV ở KTX. Thực hiện theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở SV chấp hành nội quy, nề nếp ở KTX. Qua đó phát huy được tính tự chủ, tự giác của từng thành viên ở KTX khi được phân công tham gia những hoạt động chung. Đây là lực lượng trực tiếp giúp bộ máy quản lý SV của trường làm tốt nhiệm vụ tổ chức, quản lý GD SV, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả GD nếp sống SV. Cụ thể như với hoạt động tự học của SV, Đội tự quản thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện giờ giấc tự học, ghi tên những SV vi phạm trong giờ tự học để cán bộ quản lý KTX có biện pháp xử lý.
Đối với hoạt động VHVN, TDTT, ban tự quản không chỉ thể hiện ở việc đôn đốc, nhắc nhở, duy trì nề nếp hoạt động mà còn thể hiện ở việc tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng, có kiểm tra, có đánh giá việc thực hiện… Ví dụ như tự điều hành sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi SV, biểu diễn văn nghệ, luyện tập thể thao, vệ sinh môi trường…
Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ban tự quản, trưởng phòng, trưởng tầng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của lực lượng này trong việc tuyên truyền, GD ý thức tự quản, tự rèn cho SV ở KTX.
Biện pháp này giúp Nhà trường và BQLKTX cùng các Đoàn thể quần chúng có thể tổ chức các hoạt động và triển khai, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch một cách thuận lợi. Giúp SV biến quá trình GD thành quá trình tự GD, hình thành nhân cách SV, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, lòng tự trọng, tự khẳng định mình, tính tự giác, tự quản của SV trong các hoạt động, sẵn sàng thực hiện tốt những công việc ngay cả khi không có sự giám sát của mọi người.
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa BQLKTX với khoa, với Đoàn TN, với gia đình SV trong việc quản lý NSVH SV ở KTX