Tự hoà giải những mâu thuẫn trong nội bộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 50)

thuẫn trong nội bộ phòng ở KTX

3,01 3,05 3,23 3,12 3,16 2,46

( Chú thích:ĐTB:1-1,5:Hiếmkhi;1,51-2,5: Ít thường xuyên; 2,51-3,5: thường xuyên; 3,51-4: Rất thường xuyên)

Đa phần SV có thái độ tôn trọng cán bộ quản lý KTX, có lời nói lễ phép, lịch sử khi giao tiếp với CBGV nhà trường, cảm ơn khi được giúp đỡ. Một phần do ý thức được những vấn đề tế nhị trong giao tiếp là rất cần thiết, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội và chính SV là những người thực hiện việc giao tiếp ứng xử hằng ngày. Tuy nhiên vẫn còn một số ít SV chưa thật sự tôn trọng các cán bộ QLKTX mà còn có những hành vi thách đố khi cán bộ quản lý KTX nhắc nhở. Một số biểu hiện khác đáng chú ý là khá nhiều SV chỉ quan tâm đến thầy cô trực tiếp giảng dạy trên lớp.

Về sự tế nhị trong góp ý phê bình của SV, xin lỗi khi thấy bản thân có lỗi, biểu hiện tỏ thái độ bất bình trước những hành vi thiếu văn hoá, tự hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ phòng ở, do đặc điểm tâm lý của độ tuổi này song cũng vừa mang tính chủ quan của một bộ phận SV đó là ý thức tự chịu trách nhiệm chưa cao, chưa dám nhận lỗi, khiếm khuyết để tìm cách khắc phục, thiếu tinh thần xây dựng, nhắc nhở nhau khi có hành vi sai trái, thiếu ý thức tìm tòi học hỏi kinh nghiệm góp ý, phê bình sao cho khéo léo tế nhị; do vậy khối CBGV đánh giá thấp các biểu hiện vừa nói trên chỉ ở mức ít thường xuyên, điều này đòi hỏi bản thân mỗi SV cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tự rèn luyện những cách thức thói quen tốt trong góp ý, phê bình. Mặt khác các đơn vị chức năng trong trường, các giáo viên, các tổ chức Đoàn TN, phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, GD truyền đạt kinh nghiệm giao

tiếp, ứng xử thông qua các giờ lên lớp, các hoạt động tập thể để SV có điều kiện tiếp thu, trau dồi thành kỹ năng trong giao tiếp ứng xử.

Các biểu hiện khác như: nhã nhặn lịch sự khi giao tiếp bạn bè, quan tâm chia sẻ vui buồn với các bạn, thực tế cho thấy SV đã quan tâm, giúp đỡ các bạn trong phòng và các phòng lân cận trong KTX, chăm sóc, thăm hỏi nhau khi ốm đau, giúp nhau khi thiếu thốn vật chất, vui vẻ, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử,…tuy vậy, các biểu hiện này chưa trở thành thói quen trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày, vẫn còn hiện tượng cãi vã, lớn tiếng với nhau, thậm chí một số nam SV còn gây gổ đánh nhau vì những hiểu lầm nhỏ.

Nhìn chung một số biểu hiện NSVH cho SV trong giao tiếp được CBGV đánh giá là ở mức thường xuyên. Nhà trường cần quan tâm tìm nhiều biện pháp GD SV, tạo điều kiện để SV tự tổ chức các hoạt động qua đó thể hiện việc giao tiếp ứng xử có văn hoá, đồng thời khuyến khích SV tự nghiên cứu các sách nói về nghệ thuật giao tiếp, ứng xử phù hợp với NSVH của nhà trường và chuẩn mực XH. SV có thể suy ngẫm câu nói của R.W. Emerson: “Bất luận nguời nào cũng có một cái gì hơn tôi, vì thế luôn luôn tôi có thể học hỏi thêm khi giao tiếp với họ”.

2.3.4. Những biểu hiện về NSVH cho SV ở KTX trong học tập.

Học tập là hoạt động chủ yếu của SV nhằm tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn. Hiện nay có ý kiến cho rằng: SV các trường ĐH, CĐ nói chung lười học, thụ động, thiếu trung thực trong thi cử, rất ít tìm tòi, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức, rất ít tham gia NCKH,…ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: SV ngày nay năng động sáng tạo, tự tin hơn, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập…

Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện NSVH cho SV trong học tập hiện nay, kết quả thống kê ở bảng 2.4 như sau:

STT Những biểu hiện NSVH cho SV KTX trong học tập Khối SV Khối CBGV Năm I Năm II Năm III Năm IV TB Chung TB Chung 1. Tham khảo thêm tài liệu

để bổ sung kiến thức 2,61 2,62 2,78 2,51 2,67 2,22

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 50)