KTX TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.1 Vài nét về trường Đại học Vinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 42)

b. Biện pháp quảnlý GD NSVH cho SV là những cách thức cụ thể của người quản lý nhằm mục tiêu cuối cùng là hình thành cho các em những nhận

KTX TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.1 Vài nét về trường Đại học Vinh

2.1. Vài nét về trường Đại học Vinh

Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ GD ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ GD đã ký Quyết định số 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh.

Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ GD và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1136/TTg-KGVX về việc bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường đại học trọng điểm.

Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; hướng đến là trường Đại học trọng điểm quốc gia, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tiền thân là trường đại học sư phạm với nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý GD nhưng trước những yêu cầu bức thiết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội nên từ cuối những năm 1980, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã quyết tâm đưa Trường trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành. Từ năm 2001, ngoài việc tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện các ngành đào tạo sư phạm, Trường đã mở rộng và phát triển hàng chục mã ngành ngoài sư phạm để không ngừng đáp ứng các yêu cầu của xã hội về nhân lực trên các lĩnh vực: kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, điện tử viễn thông, luật, công nghệ thông tin... Đến nay Nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 13 chuyên ngành tiến sĩ, 28 chuyên ngành thạc sĩ; đào tạo 48 ngành kỹ sư, cử nhân, các ngành ngoài sư phạm chiếm 65% tổng số các ngành học; đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên với 5 môn chuyên (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học và Tiếng Anh). Hiện nay toàn Trường có khoảng 32.500 học sinh, SV, học viên. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở GD trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

Hiện tại, cơ cấu của Trường Đại học Vinh là một đại học 3 cấp: Trường, Khoa - Trường trực thuộc, Bộ môn.

Ban Giám hiệu có 1 Hiêụ trưởng và 5 phó Hiệu trưởng

Trường có 18 khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Địa lý, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa GD, Khoa GD Chính trị, Khoa GD Quốc phòng, Khoa Hoá, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Ngữ Văn, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh, Khoa Thể dục, Khoa Toán, Khoa Vật lý, Khoa Xây dựng; có 2 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường Mầm non thực hành.

Có 22 phòng ban, trung tâm, viện, trạm: Phòng Bảo vệ, Phòng Công tác chính trị - Học sinh SV, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý Khoa học - Thiết bị, Phòng Quản trị, Phòng Thanh tra GD, Phòng Tổ chức Cán bộ, Nhà Xuất bản, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Nội trú, Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ doanh nghiệp, Trung tâm GD thường xuyên, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Ban Quản lý các dự án xây dựng, Trạm Y tế.

Có 14 ban, trung tâm chuyên môn, nghiên cứu, ứng dụng: Tạp chí Khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Hồ Chí Minh, Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Trung tâm GD Quốc phòng, Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Kiểm định an toàn Thực phẩm - Môi trường, Trung tâm Thực hành và Tư vấn pháp luật, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trung tâm Thể dục - Thể thao, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Quản lý dịch vụ, Ban Quản lý các dự án GD.

Có 2 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện tại tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy truyền thống hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, hiện nay, Trường Đại học Vinh đang quyết tâm xây dựng Nhà trường với khẩu hiệu hành động "Trường Đại học Vinh - Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ" và nét đặc trưng của SV Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện"

Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được

đại hoá... Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm GD Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,...). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với 944 cán bộ, công chức, tăng 73% so với năm 2001. Trong tổng số 642 giảng viên, có 56 giáo sư, phó giáo sư, 4 giảng viên cao cấp, 137 tiến sĩ, 328 thạc sĩ, 133 giảng viên chính. Trong tổng số 273 chuyên viên, kĩ thuật viên, cán bộ hành chính, phục vụ có 11 chuyên viên chính và 52 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

Song song với hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ của Trường Đại học Vinh đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tăng lên hàng năm. Trong 10 năm qua cán bộ của Trường đã thực hiện 24 đề tài cấp Nhà nước, 203 đề tài cấp Bộ, 1.857 đề tài cấp cơ sở.

Việc mở rộng mối quan hệ, hợp tác với các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh. Hơn 1.000 lượt lưu học sinh Thái Lan, Trung Quốc, Lào... đã học đại học và Sau

đại học tại Trường, trong đó có hàng trăm em đã tốt nghiệp. Trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở GD đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều cán bộ của Trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canađa, Hoa Kì, Hội Thiên văn quốc tế,…); được mời làm chuyên gia GD và giảng dạy tại các trường đại học ở Ăngôla, Môzămbic, Madagaxca, Algiêri, Lào, Campuchia, Thái Lan...

Hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể của Trường Đại học Vinh luôn đạt danh hiệu tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Đảng bộ Trường là Đảng bộ cơ sở, có 13 Đảng bộ bộ phận, 50 chi bộ

và 5 ban xây dựng Đảng). Ban Chấp hành Đảng bộ khoá XXX (2010 - 2012) có 21 uỷ viên. Ban Thường vụ Đảng uỷ có 7 đồng chí

Công đoàn Trường Đại học Vinh là đơn vị trực thuộc Công đoàn GD Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Vinh là đơn vị trực thuộc của Tỉnh Đoàn Nghệ An.Hội SV Trường Đại học Vinh trực thuộc Hội SV Tỉnh Nghệ An. Cựu chiến binh Trường Đại học Vinh trực thuộc Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.

Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố: Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước với tầm nhìn đến năm 2020, Trường Đại học Vinh trở thành trường Đại học trọng điểm, có một số ngành học đạt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục nếp sống văn hóa của sinh viên ở ký túc xá trường đại học vinh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 42)