Yếu tố tục trong ca dao trào phúng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 101 - 116)

Bên cạnh các thủ pháp gây cời khác, việc sử dụng yếu tố tục đã trở thành một trong những biện pháp cần thiết để làm bật lên tiếng cời. Cái tục vốn rất gần với ngời lao động vì họ sống tự nhiên, mộc mạc. Khi nói tới "cái tục" trong ca dao, chúng tôi thấy nó khác hẳn "cái dâm". Nếu cái dâm hớng tới yếu tố sinh

lý nhằm kích thích bản năng thú tính thì cái tục chỉ lấy yếu tố sinh lý làm phơng tiện; cái tục trong ca dao trào phúng tuy có tục mà không có dâm, nó giúp giải toả những điều cấm kỵ trong khuôn phép của lễ giáo phong kiến. Cái tục xuất hiện trong 72 bài ca dao chiếm 6,02%, yếu tố tục quả là thủ pháp quan trọng góp phần tạo nên cái hài:

Thằng rể mà đến mụ gia

Đánh một cái "ủm" chết ba con mèo Mụ gia cắp nón chạy theo Vợ chồng nhà đỏ đền mèo cho tao.

Khi điểm lại toàn bộ những bài ca dao trào phúng có yếu tố tục, chúng tôi thấy sự xuất hiện của cái tục rất đa dạng, phong phú. Có khi nó rải ngay từ đầu đến cuối bài, có khi xuất hiện đột ngột ở cuối hoặc chỉ xuất hiện hình bóng trong sự liên tởng của ngời đọc, ngời nghe. Khi cái tục xuất hiện đột ngột ở cuối thì nội dung nó còn mở rộng ra ở các lời nói, các hành động, cử chỉ thiếu lịch sự, ngớ ngẩn, hớ hênh. Có khi cái tục xuất hiện trong sự so sánh "ô" là vật đội đầu che ma, che nắng của đấng nam nhi quân tử thời xa với "váy bà đồ".

Đi ô chẳng biết cầm ô Thà rằng đội váy bà đồ cho xong.

Sự xuất hiện về cuối của yếu tố tục trong bài ca dao làm ngời ta ngỡ ngàng, đột ngột, cái cời vì thế càng thú vị hơn. Cách biểu hiện của cái tục trong ca dao trào phúng vô cùng đa dạng, phong phú, những sinh hoạt đời thờng bình dị đã đợc đa vào ca dao để đùa vui. Có khi chỉ là một hành động vô ý trót "đánh một cái ủm" của chàng rể tại nhà mẹ vợ; có khi lại là câu nói chơi của một ngời vợ chịu cảnh lẽ mọn:

Chị lớn chị lấy đằng đầu Phận em bé mọn, em hầu đằng trôn

Con này nó bé, nó khôn

Đằng đầu trơ trẽn, đằng trôn có màu.

Cũng có khi lại là hành động đòi "tòm tem" của anh chồng:

Đơng khi lửa tắt, cơm sôi

Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem Bây giờ lửa đã cháy lên

Lợn no, con nín tòm tem thì tòm.

Tình huống mở đầu bài ca dao mang đầy kịch tính: lửa tắt, cơm sôi, lợn kêu, con khóc - hoàn cảnh thật đáng thơng. Nhng sự xuất đầu lộ diện của anh chồng với yêu cầu "đòi tòm tem" đã xoay ngợc tình thế. Cái tài của tác giả dân gian là đã đẩy anh chồng đòi "tòm tem" nọ vào đúng lúc để chuyển kịch tính của bài ca dao từ bi sang hài. Ngời ta cời vì biết đó không phải là thật. Liệu có anh chồng nào nhẫn tâm "đòi tòm tem" giữa lúc công việc đang rối tinh cả lên nh vậy không ?

Nữ sĩ Hồ Xuân Hơng là ngời đã chịu ảnh hởng của thủ pháp này quá đậm nét. Cách nói lái, những từ ngữ nôm na, những tiếng chửi và hình ảnh tục đã ùa vào thơ bà một cách đậm đặc. Tiếng cời trong thơ Hồ Xuân Hơng quả thực là tiếng cời của nhân dân lao động và dờng nh bà đã tiếp thu điều đó từ những bài ca dao trào phúng dân gian này:

Thân em nh quả mít trên cây Vỏ nó sù sì, múi nó dày Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Cùng thể hiện một nội dung nh nhau, nhng cái tục trong ca dao phần nhiều chỉ nhằm mua vui giải trí là chính, còn ở truyện cời chủ yếu để đã kích, tố cáo

vua chúa quan lại. Nếu ca dao thể hiện cái tục qua phơng thức trữ tình, chọn tả đúng chi tiết đặc trng thì truyện cời thể hiện qua phơng thức tự sự với sự dẫn dắt đầy đủ các chi tiết hỗ trợ cho sự xuất hiện của cái tục. Vì thế, sự xuất hiện và tồn tại của ca dao trào phúng nh một sự hoàn thiện, bổ sung thêm cho truyện c- ời. Thờng thì cái tục trong ca dao rất gần với nhân dân lao động, cho nên nó mộc mạc, dễ hiểu:

Cô bé mặc yếm hở lờn

Đêm nằm ngỏ cửa, con lơn bò vào Gió nam đánh tốc yếm đào

Anh nghĩ oản trắng anh vào thắp nhang Hai cô bốn oản rõ ràng

Anh xin một chiếc cô nàng không cho.

Làng cời dân gian Việt Nam bao gồm nhiều thể loại khác nhau nh: Truyện cời, ca dao, vè, chèo... mỗi thể loại mang những nét đặc trng rất riêng biệt. Nếu cái cời trong chèo, tuồng đồ thấp thoáng xuất hiện trong tác phẩm qua lời nói, hành động của vai hề và nhân vật quậy phá trên sàn diễn; cái cời ở vè thiên về yếu tố thời sự, mang tính chiến đấu cao, tích thực tiễn sinh động thì tiếng cời trong ca dao và truyện cời lại đa dạng và phong phú hơn, tiêu biểu cho nét trào lộng của văn học dân gian ở cả 2 phơng thức trữ tình và tự sự. Hai thể loại này đan xen và bổ khuyết lẫn cho nhau, không loại trừ nhau, chúng tôi sẽ thể hiện điều đó qua bảng so sánh sau đây.

Bảng so sánh các thủ pháp gây cời giữa ca dao trào phúng với truyện cời

TT Thủ pháp Ca dao trào phúng Truyện cời

1 Phơng thức Trữ tình Tự sự

2 Mâu thuẫn Nhiều Nhiều

- Kết thúc đột ngột - Nói ngợc - Đối thoại - Cốt truyện - Đột ngột do chủ quan - Nhiều - ít - ít - Cả chủ quan và khách quan - Không

- Nhiều, chủ yếu đối thoại - Tất cả đều có

4 Phóng đại Chọn chi tiết tiêu biểu Thổi phồng sự việc ở cuối tác phẩm

5 Cái tục Để mua vui là chính, phải dùng liên tởng

Để phê bình, tố cáo, nói thẳng, không cần liên tởng. 6 Đối tợng Hớng vào một loại đối t-

ợng

Có khi hớng vào cả hai đến ba đối tợng

7 Tiếng cời Thâm thuý mà nhẹ nhàng

Cời mạnh mẽ, có khi bổ bã.

Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy rõ: cả ca dao trào phúng và truyện cời đều sử dụng những yếu tố nghệ thuật gây cời nh nhau nhng cách thức và yêu cầu thể hiện lại khác nhau do sự chi phối bởi thi pháp thể loại. Nh vậy, dù là hai thể loại gây cời tiêu biểu cho tự sự và trữ tình, dù diện mạo nội dung cũng nh thủ pháp gây cời có nhiều điểm tơng đồng nhng ca dao trào phúng và truyện cời không thể loại trừ hoặc thay thế cho nhau đợc. Văn học truyền miệng vẫn cần tới sự tồn tại của hai thể loại này để bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình thể hiện đời sống tinh thần của ngời Việt. Sở dĩ đã có các thể loại ca dao cời và truyện cời rồi mà vẫn cần có ca dao trào phúng vì nó diễn tả đợc những điều mà các thể loại trào phúng dân gian khác cha đề cập hoặc đề cập cha sâu. Tất cả những điều đó đã góp phần làm nên giá trị xã hội và thẩm mỹ lớn lao của ca dao trào phúng trong kho tàng văn học dân tộc.

Tiểu kết: Nghệ thuật của ca dao trào phúng kết hợp đợc nhiều biện pháp của truyện cời dân gian và của các loại ca dao trữ tình khác kể chuyện ở đây thờng xen lẫn với miêu tả tâm trạng. Đặc điểm này biểu hiện ra ở chỗ: các

tác giả dân gian hay dùng ngay những lời nói, ý nghĩ ở ngôi thứ nhất, để cho nhân vật tự vạch cái xấu xa của mình ra.

Hình thức kể chuyện trong ca dao trào phúng ngắn, gọn, súc tích nhờ ở ngôn ngữ lựa chọn điêu luyện, nhiều hình ảnh, nhờ ở nhịp điệu của thơ ca.

Nhiều cách chơi chữ đợc sử dụng để nêu bật mâu thuẫn trong tính cách, tâm trạng của nhân vật, gây ra tiếng cời tế nhị, sâu sắc.

Nghệ thuật tạo dựng cái cời trong ca dao trào phúng ngời Việt là kết tinh trí tuệ của quần chúng nhân dân trong việc khai thác các yếu tố về mâu thuẫn, so sánh, cờng điệu, lối chơi chữ... các yếu tố nghệ thuật ấy đôi khi đứng độc lập để biểu đạt cái cời nhng có khi lại kết hợp đan xen vào nhau trong mỗi tác phẩm. Từ những bài ca dao này, ta nhận thấy sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật gây cời bởi có bài thì rất dài, miêu tả nhiều chi tiết, sự kiện; có bài ngắn gọn, cô đọng; có bài sử dụng nhiều thủ pháp điêu luyện, sắc sảo nhng có bài chỉ cần dùng ngôn ngữ mộc mạc đời thờng cũng đủ gây cời mạnh mẽ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có những nét riêng, có sự độc đáo làm cái cời trong ca dao thêm đa dạng, phong phú. Ông cha ta đã từng nói: "một nụ cời bằng mời thang thuốc bổ". Điều đó chứng tỏ quần chúng lao động tuy bề ngoài giản dị, ý nghĩ tuy mộc mạc đơn sơ nhng lại chứa đựng bên trong một tâm hồn khoẻ mạnh, một nếp suy nghĩ thâm trầm, sâu lắng và đầy chất trí tuệ. Chính chất trí tuệ ấy đã giúp họ sáng tạo nên những kiểu thức gây cời độc đáo trong ca dao, tạo nên những dấu ấn riêng biệt không thể lẫn với bất cứ loại hình trào phúng dân gian nào khác.

kết luận

1. Ca dao trào phúng là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân lao động. Mặc dù đã trải qua bao tháng năm, bao biến thiên xã hội nhng ca dao vẫn không ngừng làm rung động trái tim của triệu triệu độc giả thởng thức ngày hôm nay.

Ca dao trào phúng đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng nền văn hoá mới, con ngời mới, cuộc sống mới văn minh tiến bộ.

Biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt phải - trái; xấu - tốt ở đời, là biết cời vui, sống khoẻ. Ca dao trào phúng Việt Nam đã thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của nhân dân lao động.

Ca dao nói chung, ca dao trào phúng nói riêng đã nói lên đợc tâm t, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân lao động bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nh lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

2. Từ 1.250 bài ca trào phúng, có thể thấy: các nội dung trào phúng trong ca dao Việt Nam thật là phong phú với nhiều thang độ: giải trí, giáo dục, phê phán, tố cáo, châm biếm... Những mâu thuẫn trái ngợc với lô gíc, phi lý với cuộc sống đời thờng, những yếu tố tục, những khuyết tật không làm khó chịu mọi ngời xung quanh đã đem lại cho ngời lao động chuỗi cời vui vẻ sau những ngày làm việc vất vả. Cái cời hồn nhiên, vô t ấy có lúc lại lắng xuống suy t mà sắc sảo mang tính trí tuệ cao khi nó đợc dùng để phê phán những thói h, tật xấu trong nội bộ của nhân dân, hớng tới sự hoàn thiện cái đẹp và giúp cho con ngời nhìn ra cái xấu của chính mình.

Tiếng cời này đã nhằm vào "những cái cũ, cái lạc hậu, cái đã trở thành thực sự xấu còn lẫn khuất trong nội bộ nhân dân". Đó là những kẻ tham lam, l- ời nhác, hẹp hòi... là những gã đàn ông hám gái, hèn nhát, khoác lác rợu chè, cờ bạc... là những ngời đàn bà chanh chua, đanh đá lại còn lẳng lơ, những phụ nữ kén chồng, những mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu... Dới con mắt ngời lao động, đó là những thói h tật xấu cần phê phán. Nó không đã kích con ngời mà chỉ phê phán tính cách, nó không nhằm tiêu diệt đối tợng mà giúp đối tợng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, cái cời tố cáo, phản kháng trong ca dao cổ còn hớng tới hàng ngũ vua chúa, quan lại bất tài vô dụng, dâm ô, truỵ lạc đến bộ máy cai trị, cờng hào ở các thôn xã, từ các loại thầy có danh nghĩa là trí thức nhất trong xã hội đến các nhà s hổ mang, những kẻ buôn thần bán thánh... Tất cả đã phơi bày

những ung nhọt thối tha, mục ruỗng của xã hội và nó cho thấy xã hội phong kiến Việt Nam đang ở "giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử toàn thế giới".

Tuy cha phải là những trái nổ tạo sức công phá nhằm phá vỡ thành trì của chế độ phong kiến, nhng dù sao bằng cái cời lên án của mình, ca dao đã góp phần tố cáo chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đờng cho sự tiến bộ của xã hội mới tốt đẹp hơn. Ca dao trào phúng đã thể hiện trí tuệ phong phú của quần chúng nhân dân. Đằng sau cái cời hóm hỉnh, vui vẻ ấy vẫn bộc lộ nét thông minh, dí dỏm trong việc nhận thức những hiện tợng trái với tự nhiên trong việc đề cao chủ nghĩa nhân đạo, đề cao lơng tri và luôn đắm mình trong thực tiễn một cách tỉnh táo.

3. Bên cạnh những giá trị về nội dung, nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong ca dao trào phúng cũng có những đặc trng nổi bật. Đó là nghệ thuật trong tạo dựng mâu thuẫn trái với truyền thống đạo lý dân tộc, trái với t duy lôgíc thông thờng, tạo dựng mâu thuẫn qua cách nói ngợc giữa mục đích phát ngôn với lời nói; những biện pháp kết cấu tơng phản đối lập, so sánh, chơi chữ, ẩn dụ, đồng âm khác nghĩa, ngôn ngữ mộc mạc đời thờng nhng không kém phần độc đáo, những yếu tố cờng điệu phóng đại... Tất cả đều đã đợc chắt lọc để tạo nên giá trị biểu đạt sâu sắc cho tiếng cời. 1.250 bài ca dao trào phúng cổ truyền là sự đan xen của rất nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau trong mỗi bài và chính nó đã góp phần tạo nên những giá trị thẩm mĩ đặc sắc cho ca dao trào phúng.

4. Ca dao trào phúng xứng đáng chiếm một vị trí quan trọng trong kho cời vô giá của văn học dân tộc. Cái cời ấy thực sự cần thiết cho quần chúng lao động bất kể ở thời điểm nào của lịch sử, nó quả thực là tâm sự, là niềm vui của cả một cộng đồng, một dân tộc chứ chẳng của riêng ai. Khi cuộc sống có nhiều niềm vui xen lẫn nỗi buồn thì tiếng cời là ngời bạn đồng hành giúp cho tâm hồn

th giãn, làm phong phú thêm cuộc sống. Bên cạnh những giá trị lớn lao về mặt xã hội, ca dao trào phúng còn tạo nên những giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Bởi tuy không trực tiếp ca ngợi cái đẹp nhng qua việc phê phán cái xấu, cái đẹp đã hiện lên một cách đầy đặn, rõ ràng. Ca dao trào phúng đã thực sự đem lại những quan niệm về thẩm mĩ, những giá trị về đạo lý có ý nghĩa nhân bản lớn lao. Qua đấy quần chúng lao động đã thể hiện rõ quan điểm thời thế và thái độ của mình. Và cũng qua ca dao trào phúng, hậu thế tìm đợc những giá trị thẩm mĩ ẩn chứa trong những cái cời đầy chất trí tuệ ấy của cha ông. Chính tất cả những điều đó đã tạo nên sợi dây vô hình gắn bó giữa tác giả dân gian với quần chúng lao động, giữa ngời sáng tác với những ngời lu truyền nó, bất kể ở thời đại nào. Đấy chính là giá trị đặc sắc nhất của ca dao trào phúng Việt Nam.

Ngày nay, đọc lại những bài ca dao ấy, chúng ta càng hiểu hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngời Việt và cảm thông hơn với những gì cha ông ta đã trải qua. Dù lịch sử có đổi thay, dù đất nớc có trải qua nhiều biến động lớn lao, nền văn học dân tộc vẫn còn mãi với thời gian một bộ phận ca dao tơi trẻ, vui

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 101 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w