Lịch sử vấn đề:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 118 - 119)

Ca dao trào phúng Việt Nam đã đợc các nhà nghiên cứu quan tâm ở một số góc độ nhất định. Chúng tôi điểm qua một số đánh giá nh sau:

Đầu tiên, có lẽ phải nói đến quan điểm của Bùi Quang Huy trong "Thơ ca trào phúng Việt Nam" khi ông nhận xét rằng: "nói đến thơ ca trào phúng Việt Nam, trớc hết phải nói tới ca dao, dân ca. Không ở đâu tiếng cời lại đa dạng, phong phú và rộn rã nh trong sáng tác dân gian... Tiếng cời trong ca dao trào phúng trở nên sâu sắc mạnh mẽ khi vạch trần đợc những mâu thuẫn mang tính hài của xã hội". Khi nhìn nhận ở góc độ cấu trúc ngôn ngữ, ông cho rằng:

"Ca dao trào phúng đã thể hiện một trình độ sử dụng ngôn từ hết sức uyển chuyển và hiệu quả".

Trong cuốn "văn nghệ bình dân Việt Nam" dới góc độ khai thác nội dung ý thức và ý nghĩa xã hội của văn nghệ bình dân nói chung, Trơng Tửu đã nêu bật xu hớng phản kháng trật tự phong kiến trong văn nghệ bình dân. Ông chia văn nghệ bình dân làm hai bộ phận. Một bộ phận là văn nghệ trung nông với tính cách nửa vời trong đấu tranh chống phong kiến. Bộ phận còn lại có thái độ cực đoan hơn, triệt để hơn, phá hoại hơn trong sự phản kháng trật tự phong kiến vì những đắng cay, đói khổ, tủi nhục mà họ phải chịu. Đó là bộ phận văn nghệ bần cố nông và cùng dân. Tuy cha dành riêng một mục bàn về cái cời trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng, nhng khi phân tích giá trị nội dung của văn nghệ bình dân, Trơng Tửu đã nhìn rõ: "Những con ngời uất ức này, bằng thứ khí giới độc nhất là tiếng cời của mình đã chống đối lại các thầy tu, với tiếng cời khanh khách, cời ngặt nghẽo, cời gập đôi ngời lại, cời chảy nớc mắt ra, cời tục tỉu".

Trong cuốn "Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam" Cao Huy Đỉnh nhận xét: "Cái cời của nhân dân phê phán những cảnh lố lăng trái ngợc h hỏng trong sinh hoạt bình thờng của nhân dân, những thói h tật xấu cần phải đợc uốn nắn tẩy trừ". Tuy có nêu ra một số dẫn chứng về cái cời trớc những cô gái không đứng đắn, những anh chàng xấu nết, những bọn ngời thực hành văn hoá tôn giáo, những địa chủ, cờng hào, quan lại gian tham...

Nh vậy, ở bình diện nghiên cứu, ca dao trào phúng Việt Nam đã đợc nhắc đến trong một số công trình ở nhiều mức độ khác nhau. Nhng ca dao trào phúng giai đoạn 1945 - 1975 dờng nh sự tập trung của các nhà nghiên cứu còn rất ít, hầu nh rất ít các tác giả hớng sự chú ý của mình về mảng đề tài này trong một công trình hoặc ít ra là trong một bài báo cụ thể. Vì vậy, việc tập trung tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng là một việc làm rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 118 - 119)