loại thầy, các nhà s và lực lợng thần thánh trong xã hội
Trong ca dao trào phúng, những bài đã kích vào các đại biểu truỵ lạc của nhà chùa và các loại thầy cúng, thầy bói chiếm một số lợng khá nhiều.
Có 35 bài ca dao phê phán các nhà s và các loại thầy trong xã hội phong kiến. Đó là vì: trong đời sống thực tế, nhân dân tiếp xúc với loại ngời này thờng xuyên hơn, cũng nh trong truyện cời dân gian, trong ca dao trào phúng nhân dân đã vạch rõ và đã kích vào những hành động, ý nghĩ ngợc hẳn với danh nghĩa của những loại ngời này.
Ca dao trào phúng đã không ngần ngại và kịch liệt phê phán các nhà s trong nhà chùa, ở nhân vật nhà s hổ mang bị đã kích tập trung nhất là tính cách thoát tục giả dối, tính cách này thờng biểu hiện ra ở mâu thuẫn giữa sự chay tịnh cần phải có của nhà s, với những dục vọng về ăn uống và trai gái, những dục vọng của những con ngời trần tục nhất. Đáng chú ý là bài ca dao, qua việc miêu tả tâm trạng con ngời, còn nêu lên đợc một cách trực tiếp quan điểm của nhân dân đối với vấn đề tôn giáo nữa:
Ai lên Hơng Tích chùa Tiên Gặp cô s bác anh khuyên đôi lời
Đem thân làm cái kiếp ngời Tu sao cho trọn nớc đời mà tu ?
Cái cời tố cáo các nhà s hổ mang trong ca dao trào phúng mang chất trí tuệ cao, bởi lẽ: tác giả dân gian đã hiểu rõ thực chất bên trong của các lực lợng thần thánh giả mạo, các vị chân tu rởm. Điều đó dờng nh đã chứng tỏ sự lỗi thời của phật giáo trong lòng quần chúng và trong xã hội. Nhiều ngời đến nơng nhờ cửa phật không phải để cứu nhân độ thế, mà để kiếm sống qua ngày hoặc lợi dụng bùa ngải mê tín để lừa gạt dân, đó là những chú tiểu:
Thịt chó Tiểu chén tì tì
Con gái cha chồng thì lấy Tiểu tôi...
Có rất nhiều bài ca dao cời vào các nhà s hổ mang, trong khi đề tài này ở truyện cời chỉ có một số tác phẩm và cũng chỉ cời thiên về hành động của các nhà s. Còn ca dao, không chỉ khai thác hành động gây cời mà còn đi sâu vào đời sống tâm lý, vào lĩnh vực tình cảm của các nhà s. Dù đã cạo đầu đi tu, đã thề rũ sạch bụi hồng trần, nhng đôi lúc hình ảnh của một thiếu nữ vẫn thoảng qua tâm trí nhà s nh một sự tiếc nuối vẩn vơ, nhà s trở nên mơ hồ, luống cuống:
Lòng s luống những mơ hồ Bỏ kinh bỏ kệ tìm cô hỏi chào
Ai ngờ cô đi đằng nào
S lần tràng hạt ra vào băn khoăn !
Khi nói tới lĩnh vực tình cảm thì ca dao lại cời một cách nhẹ nhàng hơn nh có sự cảm thông cùng đối tợng, nhng khi nói tới sự dâm ô thì cái cời vào các nhà s lại gay gắt vô cùng "ai muốn ăn oản thì nằm với s". Kẻ tu hành đã bị vạch mặt bởi lý tởng đạo phật mà hắn theo đuổi chỉ là cái vỏ bề ngoài để che đậy những cái thấp hèn, tầm thờng ở bên trong:
Mồm thì tụng niệm nam mô Miệng thì rợu thịt lu bù sớm hôm
Một tay gõ mõ, gõ chuông Một tay bóp vú cô nờng nghe kinh.
Để đã kích sự truỵ lạc, xấu xa của nhà chùa thì yếu tố tục cũng đợc đa vào. Không những chỉ là một phơng tiện nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa xã hội: đem ghép những cái rất tục vào những cái rất nghiêm của trật tự phong kiến, cũng là một trong những cách đấu tranh mạnh mẽ và có hiệu quả:
Gặp cô yếm thắm Đội gạo lên chùa Thò tay bóp vú... - Khoan khoan tay chú
Đổ thúng gạo tôi Hôm nay ba mơi
Mai là mùng một Đội gạo lên chùa cúng bụt
Bụt ngoảnh mặt đi
Ông Thích ca mỉm miệng cời khì: Của tam bảo để làm gì chẳng bóp.
Có những kẻ đi tu không phải vì mục đích cứu nhân độ thế, nên bọn họ đã sống buông thả, truỵ lạc còn hơn cả ngời đời. Bọn họ vẫn nam mô, vẫn niệm chú nhng vẫn ăn thịt, uống rợu; vẫn gõ mõ, gõ chuông nhng vẫn ve gái và có những hành động sàm sỡ. Bản chất dâm ô, ham ăn tục uống trái với phép tắc nhà phật lại đợc che đậy bởi cái vỏ từ bi bên ngoài. Nhng tấm áo choàng giả mạo ấy lại mong manh quá, mà tiếng cời của quần chúng lại đanh thép, sắc sảo và mạnh mẽ quá. Nó chọc thủng tấm áo giả danh, nó lật tẩy bộ mặt thật của nhà tu hành gian dối:
Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn đợc, thịt cầy thì không.
Ca dao còn cời vào cả thói tắt mắt, trộm cắp của nhà s. Mồm vẫn tụng niệm nam mô nhng khi nhìn thấy cái cuốc thì "cán tháo bỏ đi, lỡi cho vào đẫy". Nhà s mà cũng rợu thịt, cũng trộm cắp, cũng mê gái... nơng theo bóng phật để làm những chuyện bậy bạ:
Đi tu nỏ thấy ở chùa
Nơng theo bóng phật bán mua phàm trần 2.2.4.2. Lớp từ ngữ phê phán các loại thầy trong xã hội cũ
Với 24 lần xuất hiện, các loại thầy - lớp trí thức bình dân bị cời chê với mức độ nhẹ nhàng hơn cả. Rất nhiều bài ca dao với giọng thơ nhẹ nhàng, liền
mạch, với kiểu nói nớc đôi với mục đích phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa bịp lòng tin của ngời khác để kiếm tiền. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nói nớc đôi nói phóng đại, càng nói càng vô vị, vô nghĩa. Rõ ràng, ông thầy bói này chỉ ba hoa mồm mép nói những điều ai cũng biết:
Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mơi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Đạo giáo phù thuỷ từ phơng Bắc tràn vào nớc ta đã khiến cho nhiều ngời Việt sùng bái ma thuật phù phép, họ tin vào sức mạnh của những lá bùa, những câu thần chú. Nhng đến giai đoạn sau, khi trình độ nhận thức của nhân dân đã lên cao thì sức mạnh thần bí ấy đã mất hiệu lực. Có lẽ phải rất hiểu đối tợng phê phán của mình thì tác giả dân gian mới nhìn rõ chân tớng của các ông thầy cúng với những lời phán quyết:
Hồn rằng hồn thác ban ngày Thơng cha, nhớ mẹ hồn rày thác đêm
Hồn rằng hồn thác ban đêm
Thèm cơm, nhớ cháo hồn đâm thác ngày.
Từ các thầy phù thủy cho đến các thầy địa lý, tất cả đều bị vạch trần bởi cái cời phản kháng trong ca dao. Các ông thầy địa lý tởng có phép thuật cao siêu gì, hoá ra cũng chỉ bày đặt các trò bịp dân, bịp thiên hạ mà thôi:
Tởng rằng ông có phép cao Nào đâu đào huyệt cũng đào cho ông.
Ca dao trào phúng cũng không ngớt tiếng cời chê các thầy lang băm chuyên lừa gạt kiếm tiền:
Thầy mạnh, thầy chữa ngời ta Đến khi thầy ốm thì ma chữa thầy.
Tiểu kết: Với 132 bài có tiếng cời đã kích, tố cáo, ca dao đã thực sự góp tiếng nói quan trọng cho việc thực hiện những lý tởng tiên tiến của thời đại. Tác giả dân gian đã vạch trần bộ mặt xấu xa của các đối tợng, thể hiện thái độ khinh bỉ, căm ghét và phản kháng đối với chúng. Đó là sự phản ứng đối với cả một chế độ lỗi thời đã phơi bày tất cả những ung nhọt thối tha trớc mắt nhân dân lao động nhng giai cấp thống trị vẫn cố tình che đậy, bng bít. Đối tợng của cái cời này bao gồm từ hàng ngũ vua chúa quan lại đến hệ thống cai trị ở các làng xã và lớp trí thức bình dân nh các loại thầy cúng, những kẻ buôn thần bán thánh, bụt phật, s sãi. Dới con mắt của nghệ sĩ dân gian, họ đều là những kẻ đáng bị lên án. Cái cời ấy tuy cha phải là những trái nổ tạo sức công phá nhằm phá vỡ thành trì của chế độ cũ, nhng dù sao nó cũng góp phần đẩy nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời. Đó chính là cái cời manh nha cho sự phản kháng đòi đổi đời của quần chúng lao động trong xã hội đơng thời.
chơng 3
cách thức biểu thị ý nghĩa trào phúng trong ca dao việt nam
Bên cạnh những giá trị về nội dung, nghệ thuật trong ca dao trào phúng cũng góp phần làm phong phú thêm cho giá trị của ca dao ngời Việt trong nền văn học dân tộc. Trong chơng 3 này, chúng tôi tìm hiểu 4 cách thức biểu thị ý nghĩa trào phúng, đó là:
- Hình thức chơi chữ.
- So sánh, đối lập và tạo dựng mâu thuẫn. - Lối nói ngợc và cờng điệu, phóng đại. - Yếu tố tục trong ca dao trào phúng.
Trong quá trình khai thác nghệ thuật trong ca dao trào phúng chúng tôi xin đợc so sánh đối chiếu sơ bộ trên một vài khía cạnh với truyện cời và ca dao trữ tình để thấy rõ hơn nét đặc trng của ca dao trào phúng Việt Nam.