Lớp từ ngữ biểu thị tiếng cời về những sinh hoạt cá nhân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 34 - 37)

Cái cời trong ca dao trào phúng góp phần đem lại niềm vui cho mọi ngời, giảm bớt những mệt nhọc, khó khăn trong cuộc sống làm tăng năng suất lao động. Có khoảng 102 bài ca dao bông đùa biểu thị tiếng cời về những sinh hoạt cá nhân. Ngời dân lao động có cuộc sống khốn khó, cực nhọc, vất vả - họ luôn đầu tắt mặt tối, không có đủ thời gian để trau chuốt cho chính mình, nhng

không vì vậy mà họ tự ti. Họ lý giải cái xấu, cái cha đẹp ấy một cách vui nhộn mà tởng chừng nh rất có lý:

Ngời xấu duyên lặn vào trong

Bao nhiêu ngời đẹp, duyên bong ra ngoài.

Ta thấy rằng: không ở đâu tiếng cời lại phong phú và rộn rã nh trong sáng tác dân gian. Cái cời rộ lên trong mọi hoàn cảnh, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối t- ợng. Có khi ca dao cời về một anh chàng làm biếng một chị chơi nhăng, có khi tiếng cời lại rộ lên hết sức vui vẻ bởi một kiểu nói khoác đùa chơi:

ở đâu mà chẳng biết ta Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi

Xa kia ta ở trên trời

Đứt dây rớt xuống làm ngời trần gian.

Thật là khoác loác hết chỗ nói. Thế vẫn cha đủ, tất cả những gì có vẻ trái ngợc - dù vô tình hay cố ý đều trở thành đối tợng của cái cời giải trí trong ca dao. Nó có thể là một anh chàng quá lãng mạn "Yêu em từ thuở lên ba"; là một kẻ ngớ ngẩn đi giữa trời ma mà còn cầu xin "Tôi không có nón, trời chừa tôi ra"; là một bà già vẫn ca cẩm: “đêm nằm bà có ngủ đâu" vậy mà "nó khênh bà đi khắp mọi nơi" vẫn không hay biết.... Đó là những phi lý trái với lẽ thờng và ngời ta cời vì cảm nhận thấy sự bất cập đến vô lý trong một hành động rất lạ lùng:

Vội vàng lấy rổ che ma

Lấy sàng che gió, kín cha hỡi chàng ?.

Cái cời bật ra trong bài ca dao xuất phát từ những hành động không bình thờng đi trái với t duy, trái với những gì vẫn xảy ra trong cuộc sống đời thờng và là điều không thể chấp nhận. Cũng có khi cái cời ấy lại đợc "châm ngòi'' bởi lời thề của một kẻ vốn là "xẩm mù" mà lại:

Xẩm thề xẩm chẳng thấy gì Xẩm mà nói dối, xẩm thì cũng đui.

Trong một số bài ca dao cời giải trí, tác giả dân gian còn sử dụng yếu tố tục nh một phơng tiện để gây cời, cái tục đôi khi đã đợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Có khi nhằm tố cáo phản phong nhng có khi chỉ đơn thuần mua vui, giải trí cốt để tạo không khí vui vẻ:

Hỡi cô yếm thắm đeo bùa Bác mẹ có bán anh mua nửa ngời

Anh mua từ rốn đến đùi Từ bụng đến mặt, mặc trời với em.

Có khi yếu tố tục còn đợc sử dụng trong hát đối đáp để trêu chọc, chòng ghẹo nhau:

- ớc gì anh hoá đợc con kiến vàng Bò lên cổ bậu dạo đàn lê viên - Ước gì em hoá đợc con kiến hôi Bò lên đái xuống cho trôi kiến vàng.

Hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa đã đợc lồng ghép với hình ảnh chú cuội hay nói dối. Hình ảnh chú cuội ở đây đợc giải thích khá bất ngờ. Cái cời và lời đối đáp của cuội cho thấy: Tính cách của nhân vật này là hài hớc và láu lỉnh. Tính cách đó vốn là bản chất của cuội:

Bắc thang lên đến cung mây Hỏi sao cuội phải ấp cây cả đời ?

Cuội nghe thấy nói cuội cời: - Bởi hay nói dối phải ngồi gốc cây.

Có thể nói: ở cái cời khôi hài giải trí, cả ngời cời và kẻ bị cời đều hòa chung trận cời giòn giã, bất tận, vô thởng vô phạt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w