Lớp từ ngữ châm biếm, đã kích bè lũ tay sai trong xã hội phong kiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 60 - 67)

Trong số những đối tợng đã kích của ca dao trào phúng, những đối tợng mà đông đảo nhân dân lao động tiếp xúc luôn không phải là những "ngài" quan văn, những ông quan "võ", mà thờng là những kẻ thừa hành hoặc những kẻ tai to mặt lớn trong phạm vi một địa phơng nhỏ là: làng, xã. Có 19 bài ca dao chấm biếm các cậu cai, ông đội, là các ông xã, ông trùm... trong xã hội phong kiến.

Ngày xa, khi đi ra đờng nhất là khi có việc cần phải lên cửa quan, ngời phụ nữ lao động rất sợ khi gặp phải các "cậu" cai. Các "cậu" thờng hay nắm tay các cô gái mà buông lời ghẹo, có nhiều khi lại dùng chính ngay dân ca để ghẹo cợt:

Gặp đây anh nắm cổ tay..."

Buộc phải tìm cách gỡ ra, cô gái có thể mềm mỏng mà nói:

Cậu cai buông áo em ra Để em đi chợ kẻo mà chợ tra

Chợ tra rau nó héo đi Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi con.

Biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt phải - trái, xấu - tốt ở đời, là biết cời. Những câu hát châm biếm trong ca dao Việt Nam rất phong phú, thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của nhân dân lao động. Những câu hát châm biếm đã giễu cợt, đã kích hả hê, hạ nhục biết bao đối tợng cao quý, tôn nghiêm trong xã hội phong kiến. Đó là bức chân dung biếm hoạ về "cậu cai" với cách nói ngọt mơn trớn để châm biếm, giễu cợt:

Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai

Ba năm đợc một chuyến sai áo ngắn đi mợn, quần dài đi thuê.

Chân dung "cậu cai" đợc vẽ bằng hai nét đối chọi nhau. Hàng ngày, cậu ăn mặc khá sang trọng, nào "nón dấu lông gà", nào "ngón tay đeo nhẫn". Nhng khi có công việc cần sự sang trọng, cần uy quyền thì "áo ngắn đi mợn, quần dài đi thuê"; nghĩa là: cậu chẳng có của cải, tài năng đích thực gì. Đó chẳng qua là một thân phận rởm, uy quyền rởm mà thôi. Tác giả dân gian vừa dùng nghệ thuật đối lập (bên ngoài oai vệ, bên trong tầm thờng) kết hợp với cờng điệu (3 năm một chuyến sai, áo mợn, quần thuê) để hạ bệ cậu cai, cũng có nghĩa là châm biếm, phê phán tầng lớp thống trị xa. Chúng lố lăng, bằng nhăng, nhng bản chất thì rất tầm thờng, quyền hành thảm hại đến nực cời.

Cùng với chân dung con ngời cụ thể, ca dao trào phúng còn vẽ lại khá nhiều bức tranh xã hội phong kiến lỗi thời đáng chê trách. Đó là cảnh một đám tang ở nông thôn với các nhân vật trong đám tang đều là những con vật, mỗi con vật ẩn dụ cho một loại ngời trong làng xóm, đủ cả: già, trẻ, trai, gái, bề trên, kẻ dới. Những từ đặc tả: từ láy, từ ghép: "la đà", "ríu rít", "cởi trần"... chụp đợc những chân dung, cử chỉ, hành động thật cụ thể rõ nét. Cảnh tợng ấy hoàn toàn không phù hợp với một đám tang. Một việc đáng buồn thơng, nghiêm chỉnh bỗng trở thành một màn hài kịch, thành cuộc đánh nhau, chia nhau om sòm, thật chua chát đáng cời và đáng khóc:

Con cò chết rũ trên cây Cò con mở lịch xem ngày làm ma

Cà cuống uống rợu la đà Chim ri ríu rít bò ra lấy phần Chào mào thì đánh trống quân Chim chích cởi trần vác mõ đi rao.

2.2.3.3. Lớp từ ngữ châm biếm, đã kích tầng lớp vua chúa trong xã hội phong kiến

Tiếng cời trong ca dao trào phúng thật sâu sắc mạnh mẽ khi vạch trần đợc những mâu thuẫn mang tính hài của xã hội và hớng sự phê phán vào những tầng lớp trên đang tỏ ra lạc hậu so với tiến trình phát triển của lịch sử và quay lại đàn áp bóc lột nhân dân.

Có 28 bài tố cáo vào bộ máy vua chúa trong xã hội phong kiến với thái độ hết sức gay gắt. Thế nhng, không phải tiếng cời trào phúng nào cũng thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những đối tợng cần phê phán. Tiếng cời trong ca dao trái lại, luôn bất chấp vòng cơng toả của các chế độ đơng thời. Chẳng hạn chuyện thông

dâm của Trịnh Giang với vợ lẽ của bố là chúa Trịnh Cơng đã bị nhân dân lột trần:

Cũng là một lỗ con con Đời cha đã trải, đời con đã từng.

Dới con mắt của nhân dân, họ thật tầm thờng, chẳng đáng ngôi "quân v- ơng" nữa. Hay nh chuyện của Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm) với Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo chẳng che đợc mắt thế gian dù Thị Huệ đã truyền lệnh sẵn sàng cắt lỡi những ai rêu rao:

Trăm quan có mắt nh mờ

Để cho Huy Quận vào sờ chánh cung.

Nh chúng ta đã biết: Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Triều Nguyễn không chỉ tỏ ra bất lực trớc lịch sử, mà còn đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ hơn. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đã bị dìm trong bể máu. Vì thế, cha có triều đại nào lại bị nhân dân phê phán bằng văn học nhiều nh vậy:

Từ ngày Tự Đức lên ngôi Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc nh ri

Bao giờ Tự Đức chết đi Thiên hạ kinh thì lại dễ làm ăn.

Hay:

Sông Hơng nớc chảy lờ đờ Dới sông có đĩ, trên bờ có vua.

Ngời nông dân đã biết rõ bản chất của những kẻ tiêu biểu nhất cho giai cấp phong kiến, và trong thâm tâm: họ rất khinh bỉ chúng, nhiều khi họ đã nói lên những lời hết sức mỉa mai và chua chát. Bọn vua chúa thời bấy giờ đã đa ra

những luật lệ hết sức hà khắc, khiến cho ngời dân vô tội phải chịu khổ đủ trăm đờng:

Tháng tám có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy, ngời ta hãi hùng Không đi thì chợ không đông Đi thì phải lột quần chồng sao đang !

Trong con mắt của nhân dân, bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến chẳng qua chỉ là một lũ ngời thất đức, thô lỗ, bất tài và vô dụng từ quan đến vua. Cái cời trong ca dao trào phúng chĩa vào vua còn gay gắt hơn khi ngài ra lệnh "cấm quần không đáy", quần chúng dân gian đã dùng gậy ông đập lng ông: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có quần ra quán bán hàng

Không quần ra đứng đầu làng trông quan. 2.2.3.4. Lớp từ ngữ châm biếm đã kích bọn thực dân đế quốc

Cùng với tiếng cời đã kích châm biếm xã hội phong kiến đơng thời từ vua chúa quan lại đến bọn cờng hào cai trị ở làng quê Việt Nam. Cái cời trong ca dao trào phúng còn thể hiện lòng căm thù và sự khinh bỉ, lòng căm phẫn trào lên mãnh liệt đối với bè lũ cớp nớc.

Có 47 bài ca dao châm biếm, đã kích chế độ thực dân phong kiến. Đó là sự phản kháng trớc những kẻ độc ác dã man luôn dùng chiêu bài "tự do", "bình đẳng", "bác ái" nhng thực chất lại là những kẻ:

Mồm thì nào nghĩa nào ơn Tay thì nào súng, nào gơm trực kề.

Ca dao còn cời mỉa mai trớc các kế hoạch xâm lợc mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam. Dù đợc che đậy bằng chiêu bài "Viện trợ Mỹ" nhng thực chất những kế

hoạch ấy chỉ là cái cớ để chúng đàn áp cách mạng, giết hại nhân dân, leo thang đánh phá miền Bắc và âm mu xâm lợc Việt Nam. Dới con mắt của nhân dân ta, bè lũ xâm lợc chỉ là "một lũ tanh hôi", là lũ "chó săn", là bọn ngời chuyên:

Thừa cơ bẻ bí, bắt gà... Hăm he em nhỏ, hành hung bà già.

Ca dao trào phúng đã thể hiện thái độ dè bửu trớc những phơng tiện, vũ khí tối tân hiện đại, bởi nó đã tỏ ra bất lực trớc những chông tre, gậy tầm vông trong cuộc chiến tranh du kích. Các phơng tiện hiện đại không thay thế đợc trí tuệ con ngời. Cái kế hoạch vi mô và vĩ mô cũng không thế chỗ đợc cho lòng dũng cảm:

Mày khoe súng đạn tối tân Chúng ông đây có lòng dân anh hùng.

Khi đơng đầu với sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh du kích, các ph- ơng tiện vũ khí ấy bỗng trở nên vô nghĩa và đáng cời:

Hai ngày rụng sáu máy bay Chết cha thằng Mỹ hai ngày lỗ to.

Ca dao trào phúng đã tố cáo vạch trần bộ mặt bè lũ bán nớc, với thái độ mỉa mai khinh bỉ, đặc biệt là những kẻ đứng đầu chính quyền nhà nớc bảo hộ và cả nguỵ quyền Sài Gòn. Đối với kẻ đứng đầu nguỵ quân Sài Gòn, cũng hiện lên trong ca dao nh một tên khát máu chiến tranh:

"Thằng Diệm còn quá chó săn Chuyên đi uống máu, ăn gan đồng bào".

Nếu anh bộ đội Cụ Hồ, gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu bao nhiêu thì những tên lính nguỵ lại tỏ ra ham sống sợ chết bấy nhiêu, cái tâm lý hoang

mang, lo sợ ấy nhiều khi không phải chỉ thấy ở cá nhân các binh sĩ, mà còn có ở một đơn vị, một tập thể hay cả các quan tớng cao cấp:

"Quốc gia" vừa nói ba hoa Nào là "tử thủ" nào là "phản công"

Bỗng đâu nghe súng đùng đùng Nghe hô "Việt Cộng" đã rung thần hồn.

Trong chiến trận nhiều đội quân tinh nhuệ của địch mang những biệt danh rất dũng mãnh nh "trâu điên", "cọp đen", "mãnh hổ" nhng trên chiến trờng, chúng lại lộ nguyên hình là lũ ngời hèn nhát điên rồ:

Thằng quan thì hét" nhào dô" Thằng lính thì lại cứ bò nh sên

Dù mang biệt hiệu "trâu điên" Gặp quân giải phóng lính liền bỏ qua

Vứt giầy, vứt súng, cởi trần "Trâu điên" đã hoá vịt đàn vỡ tung.

Thật mỉa mai thay cho cái gọi là "Quân đội quốc gia hùng mạnh" của chính quyền Sài Gòn. Chính quyền ấy đến ngày tận số càng thể hiện rõ sự yếu kém về ý chí và sức mạnh đoàn kết. Nhiều bài ca dao đã cời vào cái tán loạn nh ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Dơng Văn Minh trớc ngày quân giải phóng tấn công vào dinh độc lập tháng 4 năm 1974. Ca dao đã tẩy chay chế độ nguỵ quân nép bóng quan thầy Mỹ bằng cái cời mỉa mai, sắc lạnh của mình. Cái cời ấy tuy cha đủ sức công phá, lật đổ nền tảng của chế độ chính trị nguỵ quân nguỵ quyền Sài Gòn, nhng dù sao nó cũng thể hiện

thái độ khinh bỉ, mỉa mai buộc ngời đọc phải suy nghĩ trớc sự tồn tại của đội quân vốn đã mất đi uy tín, lòng tin trớc nhân dân.

Bằng tiếng cời đã kích, châm biếm đến gay gắt, ca dao dờng nh muốn tẩy chay cả cái xã hội phong kiến đơng thời từ vua chúa quan lại đến bộ máy cờng hào, cai trị ở các làng quê Việt Nam, bởi những ung nhọt thối tha, bởi sự mục ruỗng thối nát của chính nó. Với những bài ca dao ấy, nhân dân đã đập tan những ảo tởng về công lý trong xã hội phong kiến về vai trò của đấng "chí tôn", "thiên tử".

Ca dao trào phúng đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và tội ác tày trời của bè lũ bán nớc và cớp nớc. Nhà thơ Tú Mỡ đã nói về tiếng cời ấy nh sau:

"Tiếng cời là chất mặn" tức là vị chính trong thơ trào phúng. Ngạn ngữ nói: "c- ời để mà giết". Nó là một vũ khí lợi hại để đánh địch trên mặt trận văn nghệ, nó làm cho địch không ngóc đầu lên nổi; đồng thời nó đem đến cho ta sự khoái hoạt trong chiến đấu. Có khi nó không đánh địch "một cú chết tơi" nh những vũ khí khác, nhng vết thơng nó gây cho địch muôn đời vẫn rỉ máu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 60 - 67)