Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 78 - 79)

Không chỉ tài tình trong việc sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, quần chúng lao động còn rất tinh tế trong việc sử dụng cạnh nhau những từ đồng nghĩa và vận dụng nó một cách đầy sáng tạo:

- Con kiến đất leo cây thục địa Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên,

Chàng mà đối đợc, gái thuyền quyên xin về. - Con rắn mà lặn qua xà

Con gà mà mổ bông kê

Chàng mà đối đợc, thiếp phải về hôm nay !

Chúng ta có thể tìm thấy trong ca dao trào phùng rất nhiều những ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật chơi chữ này. Từ những "Con gà vàng ăn hòn núi bạc, cơn chàng hơng núp bóng cây đèn" đến những "ngựa ăn cồn mã, rồng về cảnh long"... đã đi vào ca dao và trở thành một nghệ thuật ngôn ngữ tinh tế, hấp dẫn:

Chị Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về chợ hãy còn đông

Anh Hơu đi chợ Đồng Nai Bớc qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Có thể nói: việc sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa trong ca dao là nghệ thuật chơi chữ có tác dụng gây cời lý thú. Cách chơi chữ ấy chẳng những thể

hiện khiếu hài hớc, vui nhộn mà còn là sự thử thách trí tuệ và tài năng vận dụng ngôn từ của tác giả dân gian:

Nửa đêm, giờ tý, canh ba Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.

Hoặc để phê phán, đã kích hạng thầy tu trong xã hội cũ. Bề ngoài có vẻ đạo mạo, thanh tịnh, nhng thực chất bên trong họ cũng chẳng khác gì những kẻ phàm trần:

Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn đợc, thịt cầy thì không.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w