Lớp từ ngữ châm biếm đã kích chế độ phong kiến, đế quốc, thực dân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 57 - 60)

phối đã đánh đập, coi thờng phụ nữ,

Bởi vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy: trong thời phong kiến về hôn nhân, về quan hệ gia đình, về những cảnh lẽ mọn và goá bụa, phụ nữ Việt Nam đã lên tiếng chống đối chế độ phong kiến nhiều nhất trong ca dao.

2.2.3. Lớp từ ngữ châm biếm đã kích chế độ phong kiến, đế quốc, thực dân dân

2.2.3.1. Lớp từ ngữ châm biếm đã kích tầng lớp quan lại, cờng hào phong kiến

Đối với bộ phận ca dao trào phúng mang nội dung chống phong kiến thì có khác hơn, ở đây nhân dân tập trung mũi nhọn, đã kích vào một số đối tợng nhất định, một số nhân vật nhất định. Đây là những nhân vật thờng gặp thấy trong truyện cời dân gian: ông s hổ mang, chú tiểu phá giới, các loại thầy cúng, thầy bói, các loại quan văn, quan võ, cậu cai...

Có 23 bài ca dao đề cập đến nội dung này. Bộ phận ca dao này có nội dung xã hội khá sâu sắc, nó thể hiện tinh thần không khoan nhợng của nông dân trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù giai cấp.

Tiếng cời trong ca dao trào phúng trở nên hả hê, rộn ràng của nhân dân lao động dành cho những ngời thuộc tầng lớp trên của xã hội. Cũng là một kẻ khoác lác "thùng rỗng kêu to" nhng quan thì đáng tủi hổ thật:

Đồn rằng quan tớng có danh Cỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai

Vua khen: quan tớng có tài Ban cho cái áo với hai quan tiền

Đánh giặc thì chạy trớc tiên Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra...

Viên quan võ trên đã vô tài lại ngớ ngẩn. Tiếng cời đợc khêu gợi bằng cách đa ra đối chiếu hai thái cực của sự việc: sự oai hùng lẫm liệt và sự yếu hèn ti tiện. Đây là một quan tớng có danh, ngời ta chờ đợi một hành động phi thờng ở vị tớng đó, nhng mà tài võ nghệ của ngài chỉ là: "cỡi ngựa... không phải vịn ai"...Mỗi lần tác giả đa nhân vật lên cao rồi đột ngột thả xuống thật thấp thì tiếng cời lại rộ lên. Rút cục viên tiếng võ chỉ là một tên hề, cái nhìn khinh thị của nhân dân ở đây thể hiện thật rõ.

Nếu tiếng hát đấu tranh trong nhiều loại ca dao, dân ca trữ tình phản ánh tính chất bi kịch của đời sống nhân dân, thì tiếng cời trong ca dao trào phúng phản ánh tinh thần, phản ánh cái thế hơn hẳn của nhân dân đối với kẻ thù trong cuộc đấu tranh xã hội.

Phơng pháp đã kích mà ca dao trào phúng hay dùng là phơng pháp vạch rõ mâu thuẫn trong những trờng hợp thù địch với nhân dân. Bọn này bản chất là tàn bạo, dã man, hèn nhát, xấu xa, bỉ ổi nhng lại muốn che đậy bản chất ấy dới một cái màn đạo đức giả:

Em là con gái Đồng Trinh Em đi bán rợu qua dinh ông Nghè

Ông Nghè sai lính ra ve Trăm lạy ông Nghè, tôi đã có con

Có con thì mặc có con

Thắt lng cho giòn theo võng cho mau.

Đây là một tấn bi kịch thờng xẩy ra ở dinh các ông lớn hay ở các nha môn, nó vạch rõ bộ mặt bỉ ổi của sĩ phu quan lại. Tất cả các động tác và lời nói đều khêu gợi tiếng cời. Bộ mặt giả đạo đức của các kẻ tiêu biểu cho lễ giáo tôn nghiêm của phong kiến càng lộ rõ khi ông Nghè sai lính ra ve gái hộ mình mà không ra mặt làm cái việc xấu xa đó.

ở nông thôn, chính bọn hào lý là những kẻ cậy quyền, cậy thế hãm hiếp phụ nữ làm hại nhân dân rất nhiều. Vì thế nhân dân đã mợn ca dao để bộc lộ thái độ hết sức mỉa mai, chua chát:

Đẻ đứa con trai Chẳng biết nó giống ai Cái mặt thì giống ông cai Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.

Những kẻ đáng ra phải là "cha mẹ của dân" thì lại luôn làm những việc xấu xa nhất, bỉ ổi nhất. Dới con mắt của tác giả trào phúng dân gian thì: bọn lý trởng cờng hào ở các thôn chỉ là bọn ngời tham ăn, thô lỗ, chỉ vui sớng khi đợc ra đình để:

Khi đi thì bụng đói meo Khi về bụng trễ lại đèo hòn xôi.

Bọn chúng là lũ sâu mọt, luôn tìm đủ mọi cách để đục khoét nhân dân. Bộ mặt của chế độ phong kiến hiện nguyên hình trong ca dao trào phúng với tất cả sự thối nát, mục ruỗng, sa đoạ từ trên xuống dới, đó là xã hội mà đồng tiền thống trị, có tiền là có tất cả:

Có tiền xã bẩm cho vào

Không tiền thời đứng bờ rào cho xa.

Cái cời đã kích trong ca dao trở nên mạnh mẽ và sâu cay hơn khi hớng vào giai cấp thống trị từ vua quan đến bộ máy cai trị, cờng hào trong các thôn, xã. Đó là lũ ngời bất tài, vô dụng, dâm ô và hèn hạ nhất trong xã hội, từ những cậu cai "áo ngắn đi mợn, quần dài đi thuê", đến những kẻ:

Ra đờng ông Tú, ông Chiêu

Ca dao trào phúng không ngớt tiếng cời chê sự thối nát mục ruỗng của chế độ phong kiến đơng thời, cờng hào thì gian tham, quan lại thì ngu dốt. Rất nhiều các bài ca dao đa các vị quan bất tài, cờ bạc, nghiện hút, mê gái, dâm ô ra làm trò cời, dùng tiếng cời nhằm tẩy chay nó ra khỏi đời sống xã hội. Có những vị quan mang tiếng là cha mẹ của dân, nhng chỉ vì tính háo sắc của mình mà ngang nhiên phá bỏ cả kỷ cơng, nề nếp của xã hội:

Có con thì mặc có con

Thắt lng cho giòn theo võng cho mau.

Không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn thả sức bóc lột, hà hiếp dân lành. Quần chúng lao động đã mỉa mai, chế giễu chế độ cai trị hà khắc ấy:

Việc phạt ông bảo là ân

Ân quan mà xuống manh áo dân chẳng còn.

Trong xã hội phong kiến đơng thời, bọn địa chủ quan lại không chỉ mục nát từ cá nhân mà cả đến bộ máy cai trị của nó đều đang rệu rao, rã rời. Chỉ cần một tiếng cời sắc lạnh của quần chúng nhân dân thì nó cũng phải thu mình lại:

Bộ binh, bộ hộ, bộ hình Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao trào phúng việt nam (Trang 57 - 60)