Đặc điểm các yếu tố cấu tạo từ trong các phơng ngữ 1 Đặc điểm yếu tố biến âm trong các phơng ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 29 - 34)

2.2.1.1. Đặc điểm yếu tố biến âm trong các phơng ngữ

Trong các phơng ngữ yếu tố đợc dùng phổ biến nhất trong các loại từ là dạng thức biến thể ngữ âm của tiếng Việt, chúng tôi gọi là yếu tố biến âm. Theo thống kê phân loại của chúng tôi, lớp từ có nguồn gốc là biến thể ngữ âm của tiếng Việt trên cả ba vùng phơng ngữ gồm 3106 đơn vị, trong đó có loại biến thể ngữ âm ở phần phụ âm đầu với 1136 đơn vị, chiếm 36,8% trong tổng số từ biến âm của cả ba vùng phơng ngữ, loại biến thể ngữ âm ở phần vần có 1564 đơn vị, chiếm 50,2% trong tổng số từ biến âm của ba vùng, loại biến thể ở thanh điệu gồm 406 đơn vị, chiếm 13% trong tổng số từ biến âm của ba vùng phơng ngữ. Qua những số liệu trên, ta thấy so với biến thể phụ âm đầu và phần vần thì biến thể thanh điệu chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nhìn chung, các dạng từ ngữ trong phơng ngữ đợc tạo ra theo quy luật biến đổi ngữ âm nh vậy, về nghĩa qua sử dụng trong phơng ngữ cũng có những khác biệt nhất định so với các dạng thức tơng ứng ngữ âm trong ngôn ngữ toàn dân, cho nên ít nhất là ở góc độ phơng ngữ có thể khẳng định, hiện tợng biến âm nh thế là có giá trị tạo từ.

Trong PNB: tuông tung là biến thể ngữ âm của nhau, trong tiếng Việt, vừa đồng nhất lại vừa dị biệt về nghĩa. Theo Từ điển tiếng Việt, tung có 5 nghĩa: 1- làm cho di chuyển mạnh và đột ngột lên cao. Gió tuông bụi mịt mù.

2- Làm cho đột ngột mở rộng mạnh ra gần nh mọi hớng. Tung chăn vùng vùng dậy. 3- Đa ra cùng một lúc nhằm mọi hớng. Tung truyền đơn. 4- (thờng dùng phụ sau động từ). Làm cho rời ra thành nhiều mảnh và bật theo mọi h- ớng. Mìn nổ tung. 5- (thờng dùng phụ sau động từ). Làm cho các bộ phận bị tách rời ra một cách lộn xộn. Lục tung đống sách [29, tr.1064] theo Từ điển đối chiếu từ địa phơng (Nguyễn Nh ý chủ biên) thì tuông có nghĩa chung nghĩa 1 và nghĩa 2 với tung, ví dụ nh cách nói: Tuông quả bóng. Tuông chăn vùng dậy. Còn khi sử dụng với các nghĩa 3,4,5 thì PNB vẫn dùng tung. Ngoài ra, tuông còn có nghĩa "Xông bừa tới trớc, vợt bừa qua, bất chấp trở ngại" [40, tr.550]. Nh vậy ngoài nghĩa chung giữa tuông tung thì cả hai từ trong hai hệ thốngcòn có nghĩa riêng.

Trong PNT: gấygái là biến thể ngữ âm của nhau tơng ứng khuôn vần [ây -ai] . Nhng trong PNT, ngoài nghĩa giống gái: 1- chỉ ngời thuộc nữ tính (sinh gấy đầu lòng = sinh gái đầu lòng), 2- chỉ ngời phụ nữ (hàm ý coi kinh) (ham gấy = mê gái, gấy ăn sơng = gái ăn sơng), gấy còn có nghĩa khác gái, ở nghĩa tơng đồng với vợ,

Trong PNN: Quện - nện là hai biến thể ngữ âm của nhau tơng ứng phụ âm đầu [q - n]. theo Từ điển tiếng Việt thì nện có 2 nghĩa. 1 - Dùng vật có sức nặng giáng mạnh xuống vật khác nhằm mục đích nhất định. Nện búa lên đe. Tiếng chày nện thình thịch. Nền nhà đợc nện chặt. 2 - Đánh thật mạnh, thật đau. Nện cho trận nhừ tử [29, tr.665] theo Từ điển đối chiếu từ địa phơng

(Nguyễn Nh ý chủ biên) thì quện có 2 nghĩa. 1 - Đánh mạnh và đau. Quện cho một trận ra trò. 2 - Cùng với nhau làm thành một khối không còn có thể tách rời, tựa nh xoắn chặt vào nhau, hoà lẫn vào nhau. Cát bụi quện lẫn mồ hôi; Hai vấn đề quện vào nhau. So sánh giữa quện nện nghĩa 2 của quện

giống với nghĩa 2 của nện. Còn các nghĩa khác không giống nhau.

Rùn - lùn là hai biến thể ngữ âm của nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, lùn

có 2 nghĩa: 1- Có chiều cao dới hẳn mức bình thờng, không cân đối với bề ngang. Dáng ngời thấp lùn; Cao chê ngỏng, thấp chê lùn. 2- (thực vật) thuộc

giống có chiều cao của thân dới hẳn mức bình thờng: giống chuối lùn [29, tr.592 - 593]. Còn theo Từ điển đối chiếu từ địa phơng (Nguyễn Nh ý chủ biên) Rùn có 3 nghĩa: 1- Rụt. Rùn cổ. 2 - Đập thanh kim loại nung đỏ cho ngắn chiều dài và rộng chiều ngang. 3 - lùn. Ngời thấp rùn (ngời thấp lùn). So sánh nghĩa của rùn lùn ta thấy nghĩa 1 của lùn giống với nghĩa 3 của rùn

còn các nghĩa khác thì khác nhau.

Mấp - mút là biến thể ngữ âm của nhau nhng vừa đồng nhất lại vừa dị biệt về nghĩa. Theo Từ điển tiếng Việt, mút có 2 nghĩa: 1 -Ngậm vào miệng rồi chúm môi lại mút. Em bé mút vú mẹ chùn chụt. Mút tay. 2 -Ngậm, kẹp giữ lại vật đang trong quá trình chuyển động, làm cho chuyển động khó khăn. Bùn đặc quánh, mút chặt lấy chân.[29, tr.652]. Theo Từ điển đối chiếu từ địa ph- ơng (Nguyễn Nh ý chủ biên) thì mấp chỉ giống với nghĩa 1 của mút, ngoài ra

mấp còn có nghĩa: "Bổ hoặc chém mạnh cho ngập sâu vào vật mềm" [40, tr. 337].

Sau đây là bảng thống kê số lợng và tỷ lệ các yếu tố biến âm tạo từ trong các vùng phơng ngữ

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lợng và tỉ lệ các yếu tố biến âm trong PNB.

Các yếu tố biến âm Số lợng đơn vị Tỷ lệ

Phụ âm đầu 174 59%

Vần 111 37,6%

Thanh điệu 10 3,4%

Tổng 295 100%

Bảng 2.2: Bảng thống kê số lợng và tỉ lệ các yếu tố biến âm trong PNT.

Các yếu tố biến âm Số lợng đơn vị Tỷ lệ

Phụ âm đầu 505 31,2%

Vần 920 56,8%

Thanh điệu 194 12%

Tổng 1619 100%

Bảng 2.3: Bảng thống kê số lợng và tỉ lệ các yếu tố biến âm trong PNN.

Phụ âm đầu 457 38,3%

Vần 533 44,7%

Thanh điệu 202 17%

Tổng 1192 100%

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: nếu nh yếu tố biến âm trong từ PNN và PNT chiếm tỷ lệ cao PNB lại rất thấp. Số từ có các yếu tố biến âm trong PNB không nhiều, chỉ rơi vào một số âm nh:

+ Nh - l: Nhời - lời; nhỡ - lỡ (nhỡ lời - lỡ lời), nhớn - lớn, nhẽ - lẽ…

+ Th - s: Thỏi - sỏi, thợi - sợi, thớm - sớm, thò - sò (thò huyết - sò huyết), thóc - sóc (nhanh), thống (mũi) - sống (mũi)…

+ Gi - tr: Giai - trai (con giai - con trai), giăng - trăng, giầu - trầu, giải - trải, giời - trời, giả (lời) - trả (lời), giả (miếng) - trả (miếng), giả (nợ) - trả (nợ), gio - tro

+ Ây - ay: Đầy - đày, tầy đình - tày đình, tầy trời - tày trời, dầy - dày…

Tỷ lệ yếu tố biến âm trong PNB rất thấp, nhất là yếu tố biến âm thanh điệu chỉ có 10 đơn vị, chiếm 3,4% điều đó cũng khách quan nói lên tiếng BB là tiếng nói có dạng ngữ âm tơng đối chuẩn theo chuẩn ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu lấy tiếng Hà Nội làm trung tâm.

Nhìn vào bảng 1 (295 đơn vị) thống kê các yếu tố biến âm PNB chúng ta thấy một con số khá thấp so với bảng 2 (1619 đơn vị) và bảng 3 (1192 đơn vị). Điều đó một lần nữa khẳng định BB - vùng phơng ngữ ít có sự khác biệt nhất so với các vùng phơng ngữ khác. Đó là vùng phơng ngữ cơ sở cho việc xây dựng chuẩn ngôn ngữ.

Yếu tố biến âm chủ yếu đợc sử dụng tạo từ đơn tiết , sự có mặt của loại từ này trong từ đa tiết không nhiều điều đó phản ánh thực tế biến đổi ngữ âm trong vốn từ tiếng Việt. Ví dụ: Yếu tố biến âm làm thành từ đơn tiết: Bái - vái; bán - ván; bậu- đậu; bốc - cốc; dát - nhát; thợi - sợi; thớm - sớm; tròng - lòng; rún - nhún; bất - bứt; cậy - cạy; dẫy - dãy; rịa - rạn; thục - thọc; trảu - trẩu; bấn - bận; bé - lẽ; bệt - bết....trong PNB. Bấp - vấp; bịm - vịm; bới - xới; chách - nhách; buốt - vuốt; day - nhay; dấp - nhấp; dẹo - vẹo; dờng - gi- ờng; dun - chun; gút - nút; lanh - nhanh; lặt - nhặt; lủng - thủng; thăn - săn;

bấng - bứng; bềnh - bình; bối - bíu; chỉn - chỉ; chợc - chực; chủi - chổi; cổi - cởi; độ - đậu; đụng - động; gởi - gửi; gion - giòn; khót - gọt; hợp - hớp; mụi - mũi; mớ - mơ; phun - phùn; rốp - rộp; sèm - thèm; mạn - mợn....trong PNT.

Bập - dập; bịn -vịn; chót - vót; chạt - tạt; bơ - trơ; đảo - khảo; đẹn - nghẹn; dợt - nhợt; hỡm - lỡm; lú - nhú; mẹp - bẹp; phứt - bứt; trững - chững; bẫu - bĩu; biểu - bảo; bịnh - bệnh; bờng - bằng; gặc - gật; hớn - hán; khum - khom; lãnh - lĩnh; mét - mách; nghinh - nghênh; nhơn nhân; tởi - tải; gập

- gấp; kẹ - ké...trong PNN. Yếu tố biến âm trong từ ghép: bọ mát - bọ mạt; biêu diếu - bêu rếu...trong PNB. Di dun - giây chun; nót trửng - nuốt chửng; dờng mùng - giờng màn; đừm ứm - đầm ấm; dung bạo giông bão...– trong PNT. Từng bực - tầng bậc; khi dể - khinh rẻ; vô phớc - vô phúc...trong PNN. Yếu tố biến âm trong từ láy: dún dẩy - nhún nhảy; dăn dúm - nhăn nhúm; gây gấy - ngây ngấy; giáo giở - tráo trở; hễnh hãng - nghễng ngãng; nhón nhén - rón rén; sò sè - khò khè; bầu bậu - bàu bạu; lểu đểu - lảo đảo...trong PNB. Dáo dác - nháo nhác; dì dằng - nhì nhằng; háu hỉnh - kháu khỉnh; lạt lẹo - nhạt nhẽo; nhỏng nhảnh - đỏng đảnh; trắt trắt - choắt choắt; xa xẩn - tha thẩn; châng vâng - chênh vênh; duồn dựp - dồn dập; thuôn thuôn - thon thon; sệt sệt - sền sệt...trong PNT. Bệu bạo - trệu trạo; chèm bèm - lèm nhèm; chỏng chảnh - đỏng đảnh; chình ình - chềnh ềnh; lởng thởng - lửng thửng; lình bình - lềnh bềnh; lòn sòn - sòn sòn; lẩu nhẩu - làu nhàu; lung lăng - hung hăng; chấp choáng - lấp loáng... trong PNN.

Sau đây là bảng thống kê các yếu tố biến âm trong từ giữa các vùng ph- ơng ngữ.

Bảng 2.4: Bảng thống kê số lợng và tỷ lệ yếu tố biến âm là phụ âm đầu của ba vùng phơng ngữ

Các vùng phơng ngữ Số lợng yếu tố Tỷ lệ

Phơng ngữ Bắc Bộ 174 15,3%

Phơng ngữ Bắc Trung Bộ 505 44,5% Phơng ngữ Nam Trung Bộ-Nam Bộ 457 40,2%

Bảng 2.5: Bảng thống kê số lợng và tỷ lệ yếu tố biến âm phần vần của ba vùng phơng ngữ

Các vùng phơng ngữ Số lợng yếu tố Tỷ lệ

Phơng ngữ Bắc Bộ 111 7,1% Phơng ngữ Bắc Trung Bộ 920 58,8% Phơng ngữ Nam Trung Bộ-Nam Bộ 533 34,1%

Tổng 1560 100%

Bảng 2.6: Bảng thống kê số lợng và tỷ lệ yếu tố biến âm thanh điệu của ba vùng phơng ngữ Các vùng phơng ngữ Số lợng yếu tố Tỷ lệ Phơng ngữ Bắc Bộ 10 2,6% Phơng ngữ Bắc Trung Bộ 194 47,8% Phơng ngữ Nam Trung Bộ-Nam Bộ 202 49,6%

Tổng 406 100%

Qua các bảng thống kê này chúng ta thấy yếu tố biến âm thanh điệu là thấp nhất (406 đơn vị), so với yếu tố biến âm phụ âm đầu (1136 đơn vị) và yếu tố biến âm vần (1560 đơn vị), kiểu nh: bắn - bẩy, bấn - bận… ở PNB. Gá - gả, gạy - gãy, gắt - gặt… ở PNT. Lóm - lõm, lờm - lợm, mại - mài… ở PNN. Bộ phận biến âm thờng rơi vào phần vần và phụ âm đầu, kiểu nh: giầy - giày, hu - hơu, dúm - rúm, giỏ - nhỏ, nhăm - lăm… ở PNB. Dủi - đẩy, đợng - đựng, gầng - gừng… ở PNT. Miểng - mảnh, mét - mách, lũn - nhũn… ở PNN. Điều đó chứng tỏ phụ âm đầu và vần là hai thành phần dễ biến đổi nhất trong cấu trúc âm tiết; đó là thành phần biến đổi chủ yếu trong quy luật biến âm tạo từ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w