Yếu tố biến thể ngữ nghĩa trong từ địa phơng

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 34 - 36)

Đây là những yếu tố vừa dùng trong ngôn ngữ toàn dân vừa dùng trong các phơng ngữ với cùng một hình thức âm thanh, nhng nghĩa của yếu tố dùng trong phơng ngữ có sự khác biệt ít nhiều so với yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân.

Nói cách khác, về ngữ âm, yếu tố dùng trong những phơng ngữ và yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân đồng nhất với nhau về âm, có chung một nghĩa

nào đó nhng lại khác nhau ở một nghĩa khác (thuộc hiện tợng đa nghĩa của từ), hoặc chúng chỉ cùng một sự vật nào đó nhng phạm vi mức độ biểu vật lại không trùng khít lên nhau.

Nh vậy lớp từ đợc tạo ra từ yếu tố biến thể ngữ nghĩa nh vậy là khá đặc biệt bởi vì sự khác nhau giữa từ địa phơng so với từ trong ngôn ngữ toàn dân chỉ là khác nhau về nghĩa và sự khác biệt đó cũng không phải là toàn bộ dung lợng ngữ nghĩa của nó. Nếu dừng lại ở nghĩa nào đó thì yếu tố này thuộc vốn từ chung nhng nếu xét toàn bộ cơ cấu nghĩa của yếu tố ta lại thấy yếu tố đợc dùng trong các phơng ngữ có những bộ phận nghĩa là biến thể ngữ nghĩa của yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân.

Theo thống kê khảo sát của chúng tôi, số lợng yếu tố biến thể ngữ nghĩa trong các phơng ngữ là 352 đơn vị, trong đó PNB gồm 50 đơn vị, chiếm tỷ lệ 14,2% tổng số yếu tố biến thể nghĩa trong các vùng phơng ngữ, PNT 110 đơn vị, chiếm tỷ lệ 31,3% tổng số yếu tố biến thể nghĩa trong các vùng phơng ngữ, PNN có 192/352 đơn vị, chiếm tỷ lệ 54,5% tổng số yếu tố biến thể nghĩa trong các vùng phơng ngữ.

Chúng ta có thể hình dung về kiểu loại yếu tố biến thể ngữ nghĩa để tạo từ này qua một số ví dụ đợc phân tích nh sau:

Yếu tố biến thể ngữ nghĩa ở PNB: Lú, trong ngôn ngữ toàn dân là "ở trạng thái trí tuệ kém, hầu nh không có hoặc không còn trí nhớ, trí khôn. lú nhng chú nó khôn. Quên lú đi (Quên mất đi)" [29, tr.589], trong PNB, so với yếu tố dùng trong ngôn ngữ toàn dân, có nghĩa chung và riêng nh sau: 1 - dại, 2 - lẫn. Lú hết cả. Nghĩa 2 này của đồng nghĩa với lú lẫn của ngôn ngữ toàn dân.

Yếu tổ biến thể ngữ nghĩa ở PNT: Nhọc nghĩa chung dùng trong ngôn ngữ toàn dân và trong PNT là: Cảm thấy mệt mỏi khó chịu trong ngời vì phải bỏ nhiều sức lực (Suốt ngày nấu nớng, giặt giũ rất nhọc) [29, tr 699]. Dựa theo hai nét nghĩa và kiểu tổ chức các nét nghĩa đó (mệt …vì…) mà trong PNT đã hình thành nên nghĩa riêng của từ nhọc là: "Mệt mỏi khó chịu do bị cảm sốt nhẹ". Nghĩa riêng này đợc thể hiện trong các lối nói: Ông nhọc đã hai bựa

(Ông ốm đã hai ngày). Bựa qua bị ớt ma, nhọc nỏ đi mần đợc (Hôm qua bị ớt ma, cảm không đi làm đợc).

Yếu tố biến thể ngữ nghĩa PNN: Lút trong ngôn ngữ toàn dân có nghĩa là: 1 - phụ ngập cả, phủ kín cả. Nớc sâu lút đầu ngời. Tóc để lút tai. Công việc lút tận cổ. 2 - ở sâu hẳn vào trong không nhìn thấy đâu nữa. Cây kim lút sâu vào trong bọc. Em bé ngồi lút trong cái ghế bánh [29, tr 595]. Từ những nghĩa trên của lút trong ngôn ngữ toàn dân, PNN tạo cho lút các nghĩa mới: 1 - Xuyên thủng vào, ngập sâu vào. Đâm lút. 2 - Hút, mất hút, tít xa. Đi lút vô rừng (đi sâu vào rừng). 3 - Rất nhiều, nhiều quá mức. Chơi lút quên ăn cơm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 34 - 36)