Những từ khác âm khác nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 108 - 119)

- Các mô hình chủ yếu cấu tạo từ phức trong các phơng ngữ

Đặc điểm ngữ nghĩa của từ địa phơng TRONG CáC phơng ngữ

3.2.6. Những từ khác âm khác nghĩa

Những từ ngữ địa phơng thuộc kiểu này khá phong phú: gồm 636 đơn vị, so với năm loại trên chúng chiếm tỉ lệ 4,69% tổng vốn từ. Nhng đặc trng phân loại, nhóm từ này không có quan hệ ngữ âm với từ toàn dân nên không gợi lên đợc cho ngời nghe sinh sống ngoài địa phơng bản sắc âm thanh tiếng địa ph- ơng; chúng lại không có quan hệ ngữ nghĩa với ngôn ngữ toàn dân nên sự vật, hành động tính chất mà từ chỉ ra có phần xa lạ, khó hiểu với ngời địa phơng khác, họ khó tri nhận đợc ngữ nghĩa của từ địa phơng loại này.

Sau đây là bảng thống kê phân loại của kiểu loại từ này trong các phơng ngữ.

Bảng 3.6: Bảng thống kê số lợng và tỉ lệ các từ khác âm khác nghĩa trong các phơng ngữ:

Các vùng phơng ngữ Số lợng (đơn vị) Tỉ lệ %

Phơng ngữ Bắc Bộ 2 0,4%

Phơng ngữ Bắc Trung Bộ 160 25% Phơng ngữ Nam Trung Bộ - Nam Bộ 474 74,6%

Tổng 636 100%

Có thể nói đây là lớp từ rất riêng của các phơng ngữ, đợc tạo ra trên cơ sở chất liệu và quy luật tạo từ của tiếng Việt để chỉ những sự vật hiện tợng mang đặc điểm riêng chỉ có ở phơng ngữ, hoặc cũng tồn tại ở vùng khác nhng không đợc đặt tên. Trong lớp từ này có cả những từ ngữ thể hiện lối nói khác ngôn ngữ toàn dân rất khó tìm đợc từ ngữ tơng ứng về nghĩa với chúng, vì thế nhóm từ này cũng mang dấu ấn văn hoá của mảnh đất này khá rõ nét. Qua tên gọi của nó ta thấy nh đời sống, phong cảnh sản vật, phong tục tập quán, lễ hội

riêng của từng vùng. Cũng vì vậy muốn giải thích nghĩa của nhóm từ này, không thể so sánh với từ toàn dân mà phải miêu tả ngữ nghĩa của từng từ.

Đặc điểm chung:

Trong nội bộ kiểu loại từ này, dựa vào ý nghĩa và hoàn cảnh sử dụng trong từng phơng ngữ có thể phân chia chúng thành 2 tiểu nhóm.

Tiểu nhóm thứ nhất; từ ngữ gắn với phong cảnh sản vật, đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phơng:

Bắc Bộ - Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng cũng là vùng gần với trung tâm văn hoá, chính trị của đất nớc nên vốn từ khác âm khác nghĩa rất hạn chế nếu theo Từ điển đối chiếu từ địa phơng [40] thì chỉ có 2 từ: buông

bổi, (buông là một loại cọ; bổi là cói khô đã đan thành tấm dày dùng để lợp nhà), ngoài ra có các từ chỉ những từ ngữ gọi tên những hiện tợng sự vật đặc thù chỉ có ở Bắc Bộ: cọ, quan họ, bánh giò....trong đó, cọ là cây thuộc họ dừa;

quan họ là một hình thức dân ca trữ tình vùng Bắc Ninh, làn điệu phong phú biểu diễn dới hình thức đối giọng, đối lời; bánh giò là loại bánh làm bằng bột gạo tẻ, có nhân thịt, hành, mộc nhĩ, gói bằng lá chuối thành hình củ ấu, luộc chín...

Bắc Trung Bộ là một trong những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, nhân dân lam lũ, vất vả và nghèo. Cái gió Tây- Nam, về mùa hè vô cùng nóng, khô, nhân dân TB thờng gọi là gió nam (hay gió Lào). Cái gió vừa mạnh, vừa nóng rát, khô khốc ấy, nó nh cào, nh cấu vào da thịt ngời ta, nên để chỉ mức độ khắc nghiệt của nó ngời gọi bằng từ nam cào, hoặc dùng phép láy để tạo ra nam cào nam cấu. Những yếu tố "cào", "cấu" có tác dụng gợi tả, khắc sâu sắc tợng về một loại gió dữ dội, "đặc sắc" TB. Ngoài ra ở TB còn có những từ ngữ liên quan phản ánh đến hiện tợng thiên nhiên này đó là mù nam, ngoi nam. Mù nam là sơng mù buổi sáng mùa hè xuất hiện vào ngày nào - hôm đó sẽ nắng to, gió Lào thổi mạnh, nên nó nh là tín "hiệu" báo trớc. Hát giặm Nghệ Tĩnh

còn ghi lại hiện tợng này: Chỉ nắng cởi với mù nam, trăm cơn chi cụng(cũng) khô, ngàn cơn chi cụng (cũng) héo. Còn ngoi nam là hiện tợng vào buổi sáng mùa hè, trời đang quang mây bổng có cơn ma lác đác, tha thớt vài hạt nh báo hiệu rằng nắng, gió Lào sẽ rất dữ dội. Là vùng đất có khí hậu thất thờng, có nhiều loại nắng gió, ma không nh các vùng khác nên mới có các từ ngữ nắng

hầm, nắng ui ui, nắng cởi. Nắng cởi là nắng sau đêm sơng mù, nắng chói chang gay gắt, trời trong vắt không một bóng mây. Nắng ui ui là loại nắng không to không nhìn thấy mặt trời nhng lại làm xạm da dẻ, khó thở, dễ sinh đau ốm bệnh tật nhất, nên ngời TB mới ví: Nắng ui ui thui con nít là vậy. Cách nói ma lứt để chỉ cơn ma đầu mùa ở nơi thiếu nớc khô cháy nh vùngTB, chắc hẳn ngời nơi khác cũng không hình dung đợc. Ma lứt không phải nh cơn ma đầu mùa nơi khác trời trút nớc rồi tạnh ngay, mà ở nơi đây nh yếu tố "lứt" đã nói, đó là ma "vỡ vạc" không đâu vào đâu.

Trong đời sống lao động nghèo túng vất vả, nhân dân TB phải lấy vỏ trai làm thìa nên mới có từ (cái) vẹm. Quanh năm đàn bà mặc mấn đàn ông phải mặc quần quành, hay nói cho ngắn gọn là quành. Quần quành mặc với áo cụt. Cho đến nay, quành vẫn tồn tại ở cách ăn mặc của các cụ già vùng thôn quê. Đó là loại quần không có túi, ống dài chỉ đến đầu gối, may bằng vải thô,

áo cụt không phải là loại áo ngắn tay mà là loại áo cổ tròn may lỡ cỡ, ống tay và thân đều ngắn. Hát giặm Nghệ Tĩnh còn ghi lại các từ này: Mất mùa đói ba năm, quần quành áo cụt. Nói về cái mặc còn có hai từ khác đáng lu ý, cả hai từ đều dùng cho đối tợng trẻ con là bạy áo lôồng đều không có từ toàn dân có nghĩa tơng ứng. Vùng TB cũng có những loại nón do ngời địa phơng tạo ra và dùng khác với nón các vùng quê khác nên mới có các tên gọi nón thợng, nón cời, nón cụp. Nh tên gọi của nó nón thợng rất nông nhng vành to, rộng, lợp bằng lá cọ non (chứ không phải bằng loại lá nón mềm nh các loại nón khác). Nón cời chỉ là loại nón "tận dụng" bởi nó là loại nón rách, ngời ta cắt bỏ bớt nên vừa nhỏ lại vừa rách. Ca dao Nghệ Tĩnh có câu: Cố già cố đội nón cời, cố ve con gấy, trơi đời cố ra. Hoặc: Ông tra mà đội nón cời, muốn ve con gấy, mà tời nỏ cho. Còn nón cụp, nhiều nơi gọi là lịp là loại nón lòng sâu, che kín cả khuôn mặt (nên mới gọi là cụp, trụp). Dần dần có một thứ công cụ đợc cài bằng lá cọ có hình dạng giống nón cụp (lịp) dùng để che, đậy thùng, vại mắm, nớc mắm cũng đợc gọi là lịp hay nón cụp.

Để chỉ cái ăn, ngoài "hột ló", "cổ khoai" (thuộc nhóm từ khác) TB còn có các từ cổ na, rau rìu, nhút, chẻo, lớ, khoai chạc. khoai xéo... phản ánh đời sống nghèo khó của một vùng khắc nghiệt miền Trung. Ngoài chẻo là loại thức ăn dùng để chấm làm bằng lạc rang giã nhỏ với củ riềng, pha lẫn với

mắm tôm, mỡ, mật, bã rợu và các thứ gia vị khác, ăn vừa ngon vừa thơm, các thức ăn khác mà từ gọi tên nh trên đều phản ánh đời sống nghèo khó của ngời dân TB. Cổ na là một loại khoai nớc nh khoai môn nhng ăn không ngứa. Nhút

(nhút Thanh Chơng, tơng Nam Đàn) tuy nổi tiếng về sự dân dã đặc biệt thông dụng của nó nhng cũng chỉ làm bằng nguyên liệu chủ yếu là xơ mít trộn lẫn với vài thứ rau gia vị khác, muối để ăn dài ngày ở nông thôn. Lớ là loại thức ăn giã nhỏ nh cám từ các loại lúa lép hoặc lúa non rang chín, những gia đình không có cơm mới dùng; Hát giặm Nghệ Tĩnh còn ghi lại: Bựa cơm bựa lớ, qua ngày đủ bựa.

Cũng vậy, khoai chạc, khoai xéo là thức ăn vùng nghèo, loại củ khoai không có bột đợc nấu lên trộn với muối, lá hành hoa, dằm nát ăn thay cơm. Liên quan đến cái ăn là đồ dùng trong bận ăn nh ta đã thấy ở Bắc Trung Bộ còn có tên gọi mơn. "Mơn" không phải là cái "mâm", cũng không phải là cái "bàn ăn" nh thứ ngời Bắc gọi mà là cái "bàn" mặt bằng những thanh nứa chẻ nhỏ kết lại (Đói làng buôn ăn mâm thau, giàu thú quê ăn mơn ná) (Hát giặm Nghệ Tĩnh).

Tập tục ăn trầu, ngày xa nơi nào cũng có, nhng ngời TB ăn trầu không phải ở đâu, lúc nào cũng gồm những thứ trầu, cau, vôi, vỏ chay quen thuộc nh vùng khác mà đó có thể là những thứ nh quáu (hay chạc quáu, vỏ quáu, rễ quáu), hột hèo, rễ đừng ăn thay cau, chay. Hát giặm Nghệ Tĩnh cũng phản ánh những tên gọi này: Vỏ quáu rễ đừng ăn với tru son trù gộc. Hay là: Cau khô ăn với hột hèo, hai bên cha mẹ cũng nghèo cả hai (Hát phờng vải). Trong sinh hoạt, lao động cũng có những vật dụng mà phơng ngữ đã phản ánh chúng, những tên gọi này cho thấy những sự vật, hiện tợng đó không đợc ngôn ngữ toàn dân định danh, có thể vì nó xuất hiện ở vùng này. Ví dụ: bừa cỏ cà kiu, nài, xót, rèm voi, bợ, khém.... Bừa cỏ là một loại công cụ nhà nông, tên gọi là "bừa" nhng lại chẳng có "răng" bừa, bởi nó gồm một lỡi sắt và một bánh xe đ- ợc gắn vào một đầu cán dài, đầu cán kia có thanh ngang để đẩy, bừa dùng để làm sạch cỏ ruộng lúa khô. Cà kiu là một giống cà chua có khả năng chịu đợc hạn sơng muối, quả nhỏ hơn quả quất v.v...

Ngoài ra cũng nh các vùng quê khác, TB có những sản phẩm, những hoa quả nổi tiếng mà vùng khác không có nên có các tên gọi nh bởi Phúc Trạch,

cam Xã Đoài (ngời Bắc gọi là cam Vinh), chè gay...Trong sinh hoạt, có những từ ngữ dùng để nhấn mạnh các tính chất, đặc điểm sinh hoạt rất khó tìm đợc những từ ngữ toàn dân để lột tả hết đợc ý nghĩa của nó nh: ọ, ọ tiết, ọ tơng

(mệt đến mức không còn gì trong cơ thể nữa), quay niệng, quay đơ (bị đánh đập), óc, oách (trông oai vệ giỏi, vẻ vang). Những kiểu nói về đặc điểm tính cách con ngời nh ngất om, thòi boi, cu cò, nạt gió, lòi hèm, khải ngoài da, cụm rụm, sổ đị, cà trắp, lạu cạu... Hay những kiểu nói dùng để liệt kê sự vật tơng tự, nh dồ, chi dồ, nhựng dồ chỉ toàn bộ không sót, không thiếu thành viên nào trong đó (công thức: cả và + X) kiểu nh cả và làng, cả và trờng, cả và n- ớc... Để chỉ việc trai gái yêu nhau, hai gia đình đã chấp thuận cho đi lại với nhau thì gọi là tấp trôộc ("trôộc" là rào gai); quả là một cách nói rất riêng của vùng này. Cách nói A nh chi cũng rất riêng, để chỉ mức đội cao của A không có mức độ nào hơn A nữa. Ví dụ, Đẹp nh chi là đẹp không có gì so sánh đợc với nó.

Trong tiểu nhóm này có một số từ nghề nghệp nhng vì những từ này gắn với nghề nghiệp địa phơng sinh ra nó nên có thể xem là loại từ ngữ địa phơng TB. Nh phờng đi củi có các từ củi nen, củi mắt, củi thia...Phờng vải ngoài những từ phờng vải nơi đâu cũng dùng, ở TB còn có những từ riêng nh: ví ph- ờng vải, kẹo... Ví phờng vải là một làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh của những ngời trong phờng dệt vải . Còn kẹo là cán hạt ra khỏi bông, ở nơi khác không phải là công việc của phờng vải nh ở TB. Liên quan đến các làn điệu dân ca, ở TB còn có kiểu hát giặm là lối hát rất đặc trng cho dân ca vùng này. Đó là lối hát dân gian Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và cao độ. Phờng cấy, ở TB có lễ xuống đồng đi cấy gọi là lễ dán tay nên bạn đi cấy với nhau gọi là bạn dán tay. Bạn dán tay gợi lên hình ảnh một ngời bạn cấy TB cần cù, thuỷ chung son sắc trong công việc, trong tình bạn bè nghề nghiệp. Ngời thờng xuyên làm nghề chăn bò cho làng ở TB gọi là ông bầy.. Phản ánh công việc, dụng cụ nghề đánh cá, TB còn có các từ luồi, gió sinh, gió lòng, cái chực, cái chong, rùng, rẹo. Luồi là cái sào dùng riêng để chống thuyền khi ra vào bến của thuyền đi biển. Cái chực, cái chong là những bộ phận của "thuyền giã" đánh cá biển. Gió lòng

gió thổi không có hớng cố định trên biển, dạng nh gió xoáy. Gió sinh là gió những ngày con nớc, cứ 14 ngày lại đến ngày con nớc.

PNN là vùng đất sông ngòi chằng chịt, nó gắn bó bao đời với sinh hoạt của con ngời, đã là đối tợng để con ngời tìm hiểu, sử dụng và từ đó đã sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nớc: rạch, xẻo, ngọn, rọc, láng, lung, đầm, đìa....Trong đó, rạch, xẻo là những dòng chảy tự nhiên; lung, láng, đầm

là những chỗ trũng ngập tự nhiên; đìa đợc đào để giữ nớc, nuôi cá hay trồng rau. Về sự chuyển động của dòng nớc, ngoài những từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân nh nớc lớn (thuỷ triều lên), nớc ròng (thuỷ triều hạ), mà còn thêm nhiều từ ngữ khác nh: nớc rông; nớc kém; nớc trồi;nớc dènh; nớc sụt; nớc bò; nớc chảy; nớc đứng; nớc nằm; nớc ơng; nớc chết; nớc sát; nớc rạc; nớc quay...Trong Từ điển đối chiếu từ địa phơng [40] đã giải thích: nớc đứng; nớc nhửng là con nớc đứng yên không chảy, thời điểm tiếp giáp giữa con nớc dâng (nớc lớn) và con nớc rút (nớc ròng). Còn nớc bắt đầu rút xuống gọi là nớc giựt. Nớc rặc là nớc chảy cạn hết chỉ còn một đờng nớc nhỏ ở giữa lòng sông. Nớc ơng là nớc chảy lềnh bềnh không rút xuống....Ngoài ra, để chỉ các di chuyển vận động trên sông nớc cũng rất đặc biệt: cạy, quát, nạy....trong đó, cạy là dùng mái chèo xoay ghe sang bên phải; quát là dùng mái chèo xoay ghe sang bên trái....Và những phơng tiện đi lại trên sông nớc cũng thật phong phú, muôn màu muôn vẻ, phơng ngữ tỏ ra có khả năng diễn đạt đa dạng, nào là

ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe cà vom, ghe chài, ghe cui, ghe cửa; ghe giàn, ghe hầu; ghe lồng; ghe lờn, ghe ngo, vỏ lải, tác rán, tam bản, ba lá ....

Con ngời phơng Nam luôn sống yêu đời lạc quan, và hớng về cái lớn, muốn nhấn mạnh những gì mình yêu thích hoặc chán ghét một cách rõ ràng, dứt khoát. có những từ nh: Cao trật ót; no lòi bản họng; đói ngoeo râu...Ngoài ra có những từ và yếu tố chỉ mức độ của tính từ: (cao) nhòng; (nhẹ) hều; (dơ) hầy; (dơ) cảy; (tròn) ủm; (săn) cón; (lùn) bân; tỉnh (rụi)....hoặc từ láy: chầu hẩu; choàm ngoàm;...Đó cũng là tính từ hoặc trạng từ nh: hờm, hà rầm; , lơn tơn, bái xái, xính vính...Những yếu tố từ vựng thuộc loại này mang tính địa phơng hoàn toàn.

Trong từ vựng PNN có nhiều từ ngữ mợn từ ngôn ngữ các dân tộc khác cùng sinh sống, nh mợn từ tiếng Khơme, tiếng Hoa. Tuy nhiên sự vay mợn này

hầu nh chỉ dùng lại trong một phạm vi nhất định, nh những từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, phong tục tập quán, một số vật dụng hàng ngày, một số trò chơi, món ăn...ví dụ: Từ mợn gốc Khơme: ên - một mình; cà tăng - phên đan bằng tre để là bồ đựng lúa; nóp - vật dụng để ngủ; cà ràn - khuôn bếp làm bằng đất; cà om - cái nồi; lọp - dụng cụ đặt cá; dù kê - hát cải lơng khơ me; tha la - ngôi nhà nhiều gian...

Ngời NB còn có lớp từ riêng về món ăn, các từ dùng trong quan hệ thợng mại. Ví dụ: xí muội - là trái mơ ngâm muối và phơi khô; bánh bẻn - thứ bánh in bằng gạo rang; bò bía là một loại bì cuốn; há cảo - bánh xếp nhân tôm và củ năng...phổ ki - ngờigiúp việc trong tiệm ăn; hụi thảo - ngời tổ chức ra hội tiết kiệm; tài xỉu - đổ lúc lắc rồi tính điểm, trên chín thì tài ăn, d- ới chín thì xỉu ăn; xập xám - bài chia 13 lá; thín cẩu - loại bài bằng gỗ sơn

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w