Phân loại từ về ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 63 - 66)

- Các mô hình chủ yếu cấu tạo từ phức trong các phơng ngữ

Đặc điểm ngữ nghĩa của từ địa phơng TRONG CáC phơng ngữ

3.1. Phân loại từ về ngữ nghĩa

Mục đích của phần này là nêu lên những khác biệt chủ yếu về mặt từ vựng - ngữ nghĩa giữa các phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân qua bức tranh so sánh từ vựng ngữ nghĩa giữa hai hệ thống vốn từ mà thực chất là chỉ ra những đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ địa phơng của các vùng.

Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trớc, chẳng hạn nh Đỗ Hữu Châu [8], Nguyễn Thiện Giáp [19], Nguyễn Quang Hồng [23], Nguyễn Đức Dơng [15]... Các tác giả này dựa vào hai tiêu chí âm và nghĩa giữa từ địa phơng với từ toàn dân để phân từ địa phơng thành ba loại: 1- Những từ đồng âm khác nghĩa; 2- Những từ đồng nghĩa khác âm; 3- Những từ khác nhau hoàn toàn. Cách phân loại này đã bỏ qua những trờng hợp: hai từ không đồng âm nhng có tơng quan về âm hoặc không hoàn toàn đồng nghĩa nhng có tơng quan về âm và nghĩa v.v.. lúc đó chúng ta buộc phải ghép chúng một cách khiên c- ỡng vào một trong ba loại trên.

Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lang [24], tác giả này cũng dựa vào tiêu chí âm và nghĩa để phân thành tám loại: 1- Những từ khác âm khác nghĩa; 2- Hai từ khác âm nhng gần nghĩa; 3- Hai từ khác âm nhng tơng đồng về nghĩa; 4- Hai từ gần âm nhng khác nghĩa; 5- Hai từ gần âm và gần nghĩa; 6- Một trong hai từ là biến thể ngữ âm của từ kia; 7- Hai từ đồng âm khác nghĩa; 8- Hai từ giống âm nhng chỉ gần nghĩa. Cách phân chia này lại quá tỉ mỉ nên có từ có thể xếp vào hai loại dẫm đạp lên nhau, trùng lặp nhau.

Phân loại vốn từ địa phơng, khó đạt đợc triệt để. Bởi nghĩa của từ là một hiện tợng phức tạp, trong từng tình huống giao tiếp, nghĩa của từ biểu hiện th- ờng rất khác nhau. Hơn nữa, từ địa phơng, vừa có quan hệ trong nội bộ vốn từ

phơng ngữ lại vừa chịu sự tác động của hệ thống vốn từ toàn dân nên nhiều khi sự phát triển biến đổi ngữ nghĩa của các từ tơng ứng trong hai hệ thống không song hành. Trong từng tình huống giao tiếp này nghĩa của hai từ tơng ứng có thể đợc dùng giống nhau trong một tình huống giao tiếp khác, sắc thái nghĩa của từ lại khác nhau. Nếu chỉ dựa vào quan hệ kết hợp của từ trên bề mặt lắm khi không giải thích đợc những hiện tợng đó mà phải dựa cả vào yếu tố bên ngoài cấu trúc nh tâm lí, thói quen của ngời địa phơng. Ví dụ: gấy gái là biến thể ngữ âm của nhau nên dễ dàng cho rằng nghĩa của chúng giống nhau. Nhng trong PNT ngoài nghĩa giống gái: 1- Chỉ ngời thuộc nữ tính (Sinh gấy

đầu lòng = Sinh gái đầu lòng); 2- Chỉ ngời phụ nữ (hàm ý coi kinh) (Ham gấy

= Mê gái; Gấy ăn sơng = gái ăn sơng), gấy còn có nghĩa khác gái, ở nghĩa t- ơng đồng với vợ, nh khi dùng trong ca dao Nghệ Tĩnh sau:

Nớc đục thì đã có phèn

Chanh chua có muối, gấy hèn có nhông.

Tuy vậy, trong PNT, để chỉ "vợ", ngoài gấy còn có mụ. Vì thế, gấy

mụ có sự phân công về nghĩa. Trong quan hệ với ngời chồng gấy là "vợ" - nói khái quát (thuận gấy thuận chồng tát bể đông cũng cạn). Ngoài nghĩa chỉ "vợ" nói chung gấy thờng dùng để chỉ "vợ" khi còn trẻ, còn mụ là chỉ "vợ" khi đã có tuổi.

Một ví dụ nữa ở PNN có từ buồn khi mới nhìn qua có thể cho rằng giống với từ trong ngôn ngữ toàn dân. Nhng chỉ giống nhau ở một điểm đó là từ

buồn đợc dùng nh một tính từ hay một động từ miêu tả tâm trạng tiêu cực, không vui của ngời có việc đau thơng hoặc không thành đạt. Ông Ba buồn lắm. Còn khác nhau ở chỗ từ buồn trong ngôn ngữ toàn dân còn có một nghĩa tơng ứng với từ nhột trong PNN. Nghĩa là, thoạt nhìn chúng ta nghĩ rằng có sự khác biệt giữa một bên là hiện tợng đồng âm còn một bên thì không. Tuy nhiên nếu quan sát tiếp chúng ta thấy cả ngôn ngữ toàn dân và PNN đều có từ

buồn trong hai trờng hợp từ sau: 1- Từ buồn dùng thành cặp từ phủ định để miêu tả ý phủ định. Nh:Mệt mỏi, chân tay không buồn nhúc nhích; Chán quá,

chẳng buồn làm; Nói lằng nhằng quá, chẳng ai buồn nghe nữa. 2- Từ buồn

Nh: "Buồn miệng, ngồi cắn hạt da"; "Không làm việc, thấy buồn tay, buồn chân quá". Hai điểm trên không tạo thêm sự khác biệt nào giữa PNN với ngôn ngữ toàn dân. Hai điểm dới đây mới tạo nên sự khác biệt không những về nghĩa mà còn về ngữ pháp. 3- Ngôn ngữ toàn dân dùng từ buồn nh một động từ nội động hoặc ngoại động đòi hỏi giới từ ("Mẹ buồn vì con h"; "Tao buồn

buồn cho mày quá!"). Còn trong PNN lại có thể dùng từ buồn nh một động từ ngoại động không cần giới từ: ( Anh nói câu đó tôi buồn anh lắm = Anh nói câu đó tôi giận anh, tôi phiền anh lắm). 4 - Trong ngôn ngữ toàn dân từ buồn

còn đợc dùng với nghĩa "cần thực hiện một điều gì đó do cơ thể đòi hỏi". Nghĩa này có thể nhận ra từ câu ca dao sau:

Em tôi buồn ngủ buồn ghê

Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà

Hơn nữa từ buồn trong ngôn ngữ toàn dân lại có nghĩa nh từ nhột trong PNN lại có nghĩa nh từ chột dạ trong ngôn ngữ toàn dân: "Cù buồn không nhịn đợc cời" (ngôn ngữ toàn dân) = "Chọc léc nhột không nín đợc cời" (PNN); "Thấy nhột vì nghe gọi trúng tên mình" (PNN) = "Thấy chột dạ vì nghe gọi trúng tên mình" (ngôn ngữ toàn dân).

Những điểm giống và khác nhau trên đây về từ gái gâý trong PNT, những điểm giống và khác của từ buồn và quan hệ giữa chúng với các từ

nhột chột dạ trong PNN cho chúng ta thấy mức độ đồng nhất và phân li về nghĩa giữa từ trong phơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân phức tạp nh thế nào. Rõ ràng từ ngữ địa phơng không chỉ có quan hệ trong nội bộ vốn từ phơng ngữ mà còn chịu sự chi phối của hệ thống vốn từ toàn dân. Về nghĩa, từ ngữ địa phơng nằm trong những mối quan hệ chằng chéo nhiều chiều, nên những vấn đề thuộc về ngữ nghĩa của từ địa phơng thờng khó thấy hơn, phức tạp hơn những vấn đề ngữ âm. ở nghĩa, ít có sự song đôi toàn vẹn. Việc phân loại vốn từ có thể tiến hành theo nhiều cách. Càng chia nhỏ vốn từ càng có điều kiện nghiên cứu tỉ mỉ nhng cũng dễ dẫm đạp lên nhau. Để tránh bớt sự chồng chéo, dựa trên những tiêu chí khu biệt, xét quan hệ về mặt âm thanh và ý nghĩa giữa từ địa phơng với ngôn ngữ toàn dân, chúng tôi chia vốn từ ngữ địa phơng thành 6 loại (hay là kiểu loại): 1 - Những từ vừa có sự tơng ứng về âm vừa có sự tơng

đồng về nghĩa; 2 - Những từ có sự tơng ứng về âm nhng biến đổi ít nhiều về nghĩa; 3 - Những từ cùng âm nhng xê dịch ít nhiều về nghĩa; 4 - Những từ giống âm nhng khác nghĩa; 5- Những từ khác âm nhng tơng đồng về nghĩa; 6 - Những từ khác âm khác nghĩa.

Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi xin phép đợc phân tích, so sánh từng kiểu loai.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 63 - 66)