Các yếu tố riêng

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 39 - 41)

Các phơng ngữ dùng các yếu tố có tính chất địa phơng cũng khá phong phú. Qua khảo sát, so sánh, tra cứu chúng tôi thu thập đợc 239 đơn vị, trong đó PNB chỉ có 2 đơn vị, chiếm tỉ lệ 0,8% trong tổng số từ theo kiểu loại này. PNT có 76 đơn vị, chiếm tỉ lệ 31,8% trong tổng số từ theo kiểu loại nay. PNN có số lợng lớn nhất gồm 160 đơn vị, chiếm tỉ lệ 67,4% trong tổng số từ theo kiểu loại này. Qua sự so sánh, đối chiếu với các từ điển nh: Từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của [14] và Từ điển Việt - Bồ - La của A.de.Rhodes

[31] Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) [29] chúng tôi không tìm đợc từ ngữ tơng ứng về nghĩa với các từ địa phơng loại này. Vậy đây là các yếu tố riêng, các yếu tố không có quan hệ ngữ âm với yếu tố toàn dân nên không gợi ra đợc cho ngời nghe sinh sống ngoài địa phơng bản sắc âm thanh tiếng địa phơng đó; chúng lại không có quan hệ ngữ nghĩa với vốn từ toàn dân nên những sự vật, hành động, tính chất mà từ đó đa ra có phần xa lạ khó hiểu đối với ngời địa phơng khác, họ khó tri nhận đợc ngữ nghĩa của từ địa phơng loại này. Có thể nói đây là lớp từ rất riêng của các địa phơng đợc mang đặc điểm chỉ có ở địa phơng.

Các yếu tố tạo từ theo kiểu này ở PNN có tỉ lệ cao nhất, phải kể đến là những từ liên quan đến sông nớc, có thể tập hợp thành một trờng từ vựng. Ví dụ: các từ định danh về địa hình sông nớc: Kinh, rạch, xẻo, khém, rỏng, tắt, búng, tùng binh, giáp nớc. Vàm, láng, cù lao, biền…. Hay nhóm từ chỉ sự vận động của dòng nớc: nớc lên, nớc xuống, nớc đứng rong (nớc lên cao quá mức bình thờng), nớc ròng (nớc xuống), nớc giựt (nớc mới rút), nớc xuống thấp thì gọi ròng rút, ròng cạn hay ròng kiệt…

Lớp từ có các yếu tố chỉ sông nớc nhiều nh vậy là phản ánh đời sống văn hóa c dân sông nớc của NB - một vùng sông nớc mênh mông kênh rạch chằng chịt.

ở PNT yếu tố có tính chất riêng này theo thống kê khảo sát của chúng tôi, gồm 76 yếu tố, chiếm tỉ lệ 31,8%. Trong đó có thể chia ra làm ba tiểu nhóm.

Lớp từ có các yếu tố phản ánh phong tục tập quán và lịch sử của nhân dân TB.

Gắn với tập quán tang lễ. PNT, có các từ: Nón chàm, áo chế, nhà mại, chấp hiệu, đô tùy…

Gắn với hội hè đình đám chỉ những sinh hoạt tập quán lâu đời của làng quê, có các từ có các yếu tố nh: sở, đáo, bài phu, cầu kiều, nác cốt, bài phổng, vật cù...

Những từ có yếu tố phản ánh món ăn đợc chế biến không cầu kỳ theo cách của ngời địa phơng trong những ngày lễ tết, chả cua, chả lệch...

Nh vậy, các yếu tố đợc dùng trong loại này là rất riêng vì nó chỉ các sự vật, hiện tợng riêng ở PNT.

Dùng các yếu tố phản ánh phong cảnh, sản vật đời sống sinh hoạt riêng của nhân dân TB.

Ví dụ: mù nam, ngoi nam, vẹm, mấn, quần quành, nón thợng, cổ na, rau rìu, nhút, chẻo, lớ, khoan chạc, khoai xéo...

Các yếu tố chỉ các sản phẩm nổi tiếng mà các địa phơng khác không có. Ví dụ: bởi Phúc Trạch, cam xã Đoài, chè gay, bánh kẹp...

Tiểu kết: Qua khảo sát năm loại yếu tố tạo từ trong các phơng ngữ chúng ta thấy rằng: yếu tố tạo từ trong các phơng ngữ rất đa dạng và phong phú, song cũng hết sức phức tạp. Ta có thể thấy bức tranh vốn từ địa phơng nhìn từ phía cấu tạo từ không chỉ là các từ biến âm (nh một số ngời thờng nghĩ) mà còn có các từ biến thể ngữ nghĩa, các từ vay mợn, các từ cổ, cũ của tiếng Việt đợc bảo lu tiếp tục " cuộc sống" hoạt động của nó trong phơng ngữ, và cuối cùng là những yếu tố riêng tạo nên từ phơng ngữ mà ta không tìm đợc mối liên hệ ngữ âm, ngữ nghĩa với từ toàn dân. Rõ ràng, muốn xét tính chất cũng nh khả năng sản sinh của các yếu tố trong tiếng Việt không thể không có cái nhìn sang cả phơng ngữ. Có nh vậy ta mới thấy đủ bức tranh vận động cấu tạo từ của tiếng Việt, mới thấy đợc hoạt động của các yếu tố cũng nh của từ trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ địa phương trong các phương ngữ tiếng việt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w