Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 26 - 28)

hàng, nhiều ngân hàng còn có cả tiền gửi kỳ hạn theo tuần.

- Căn cứ vào phương thức trả lãi: tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ (tháng hoặc quý).

- Căn cứ vào loại tiền gửi: tiền gửi VND, tiền gửi USD, EUR, gửi vàng…  Các loại tiết kiệm khác

Hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng…với những nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn đổi mới và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của đối thủ cạnh tranh.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và tín dụng tại các Ngân hàng Việt Namhiện nay hiện nay

Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VNĐ có lúc bị đẩy lên tới 18 – 19% để hấp dẫn người gửi tiền. Trước tình hình đó, NHNN đã nhiều lần ban hành các văn bản nhắc nhở các tổ chức tín dụng về việc thực hiện nghiêm quy định về trần lãi suất. Tuy nhiên, chỉ khi Chỉ thị 02/2011/CT_NHNN ra đời vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động VNĐ mới chính thức quay về mức 14%.

Việc cạnh tranh về lãi suất không còn gay gắt như trước buộc các ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng, giá trị khuyến mại cũng tăng lên rất cao. Những ngân hàng lớn có uy tín, thương hiệu lâu năm chiếm lợi thế so với các ngân hàng nhỏ khi mà mức lãi suất không còn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.

Bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng VNĐ 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,67% so với cuối năm 20110. Tín dụng VNĐ thậm chí xu hướng giảm dần về cuối năm khi tính chung 10 tháng, tổng dư nợ tín dụng VNĐ chỉ tăng khoảng 0,25% so với cuối 2010.

Song song với chủ trương thắt chặt tiền tệ, trong năm 2011, NHNN còn có những động thái mạnh mẽ và kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, qua đó ổn định tỷ giá. Cụ thể, NHNN đã đưa ra hàng loạt chính sách như hạ trần lãi suất huy động USD xuống lần lượt các mức 3%, 2% tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thêm 2%, hạ lãi suất tiền gữi dự trữ bắt buộc ngoại tệ, kết hối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Theo đó, các biện pháp trên giúp hạn chế tối đa hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do, giảm dần quan hệ vay mượn ngoại tệ và chuyển sang mua bán ngoại tệ, đồng thời, giao dịch mua bán ngoại tệ được diễn ra tập trung chủ yếu tại các NHTM. Trong khi tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá nhanh trong các tháng đầu năm thì huy động ngoại tệ có xu hướng giảm trước hàng loạt biện pháp mạnh của NHNN liên tiếp tăng trưởng âm lần lượt - 1,96%, - 3,62% và - 3,29% trong các tháng 5,6 và 7/2011. Mất cân đối tín dụng và huy động ước tính đạt khoảng 7 tỷ USD vào tháng 7/2011 và dần thu hẹp về mức hơn 5 tỷ USD vào cuối tháng 10/2011 nhờ việc NHNN hạn chế đối tượng cho vay ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ.

Năm 2011 kết thúc với áp lực tái cơ cấu, cải tổ mạnh mẽ được đặt ra cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, năm 2012 được mở ra với khá nhiều thách thức cho các ngân hành về vấn đề như xử lý nớ xấu; áp lực từ việc giảm lãi suất trần khiến các ngân hàng khó khăn trong việc thu hút tiền gửi; tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng

cao năng lực tài chính; khó khăn đến từ chính sách tiền tệ chặt chẽ và quy mô tăng trưởng tín dụng hạn hẹp. Tuy nhiên, trong những khó khăn, vẫn còn rất nhiều cơ hội dành cho những ngân hàng có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ được vị thế của mình trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w