Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh Huế qua 3 năm 2009 –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 41 - 44)

Chương 2: Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh

2.1.5.2.Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh Huế qua 3 năm 2009 –

nhánh Huế qua 3 năm 2009 – 2011

Từ bảng số liệu thống kê, có thể thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank Huế qua 3 năm 2009 – 2011 đã có những chuyển biến tích cực. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 1.174.851 triệu đồng, tăng hơn 8,9 tỷ đồng so với năm 2009 hay về mặt tương đối tăng 0,77%. Đến năm 2011, tổng vốn huy động được là 1.188.142 triệu đồng, tăng hơn 13,2 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độc tăng tương ứng là 1,13%. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn: tình hình kinh tế có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt giữa các ngân hàng, thì đây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện việc Sacombank Huế đã linh hoạt trong việc phát huy thế mạnh của mình nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn vốn huy động.

 Về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền: Nguồn tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao với trên 60%. Năm 2010, nguồn này giảm 2,82% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 8,92%. Trong khi đó, nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng (quy ra VND) năm 2010 tăng lên 7,93% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống 10,22%. Đây có thể coi là một kết quả khả quan trong điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp, lượng tiền gửi bằng nội tệ vào Sacombank – Huế vẫn tăng đều đặn, giúp ngân hàng tránh được sự biến động về tỷ giá. Tuy nhiên, là ngân hàng có quan hệ với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, do đó trong thời gian tới, ngân hàng cần có biện pháp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn bằng ngoại tệ, vì nó là cơ sở để mở rộng các hoạt động ngoại thương như thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế.

 Về cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi:

- Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động, chiếm hơn 52%. Năm 2010, nguồn vốn huy động được từ dân cư là 649.536 triệu đồng, tăng 6,3% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011, lượng tiền huy động từ dân cư giảm xuống chỉ còn 585.451 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 9,87% so với năm

2010. Tình hình kinh tế biến động và đặc biệt là việc NHNN đặt ra mức trần lãi suất huy động đã khiến cho một số lượng đáng kể người dân đến rút tiền tiết kiệm, khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

- Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn, chiếm hơn 20% và biến động mạnh trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do nguồn vốn này mang tính chất không kỳ hạn, đa số là các khoản tiền ký quỹ để đảm bảo cho các khoản bảo lãnh của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất của ngân hàng đối với nguồn này không cao, chủ yếu là trả theo lãi suất không kỳ hạn. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế giảm hơn 25% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 nhờ thiết lập, cải thiện mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế, kết hợp với những chính sách thúc đẩy việc thu hút vốn thì nguồn vốn huy động được lại tăng lên thành 263.991 triệu đồng, với tốc độ tăng là trên 45%.

- Đối với hình thức huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá (GTCG) thì có xu hướng tăng lên vào năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010, nguồn vốn huy động được là 343.522 triệu đồng, tăng hơn 10% so với năm 2009 và giảm đi 1,4% so với năm 2011. Đặc biệt chú ý trong nguồn vốn huy động từ phát hành GTCG thì nguồn tiền từ ngoại tệ và vàng (quy ra VND) chiếm tỷ trọng lớn gần 98%, trong khi VND chỉ chiếm hơn 2%.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn trong 3 năm qua đã cho thấy những chuyển biến tích cực của Sacombank – Huế trong lĩnh vực này, các chính sách mà ngân hàng đưa ra đã phát huy tác dụng nên đã tác động tích cực tới khách hàng, làm tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM như hiện nay, lãi suất huy động đang có xu hướng giảm thì ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để làm tốt công tác huy động vốn nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được ổn định và phát triển.

Bảng 2.3 – Tình hình huy động vốn tại Sacombank Huế qua 3 năm 2009 – 2011

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

So sánh

2010/2009 2011/2010

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy đô ̣ng 1.165.870 1.174.851 1.188.142 8.981 0,77 13.291 1,13

1.Theo loa ̣i tiền 1.165.870 1.174.851 1.188.142 8.981 0,77 13.291 1,13

- VND 716.881 696.650 758.791 - 20.231 - 2,82 62.141 8,92

- Ngoa ̣i tê ̣ & Vàng (quy ra VND) 448.989 478.201 429.351 29.212 7,93 - 48.850 - 10,22

2. Theo tính chất tiền gởi 1.165.870 1.174.851 1.188.142 8.981 0,77 13.291 1,13

- Tiền gởi TCKT 242.642 181.793 263.991 - 60.849 - 25,08 82.198 45,22

+ VND 201.168 150.832 193.417 - 50.336 - 25,02 42.585 28,23

+ Ngoa ̣i tê ̣ & Vàng (quy ra VND) 41.474 30.961 70.574 - 10.513 - 25,35 39.613 27,94

- Tiền gởi dân cư 611.035 649.536 585.451 38.501 6,3 - 64.085 - 9,87

+ VND 508.958 545.763 513.606 36.805 7,23 - 32.157 - 5,89

+ Ngoa ̣i tê ̣ & Vàng (quy ra VND) 102.077 103.773 71.845 1.696 1,66 - 31.928 - 30,77

- Phát hành giấy tờ có giá 312.193 343.522 338.700 31.329 10,04 - 4.822 - 1,40

+ VND 6.755 55 51.768 - 6.700 - 99,19 51.713 94.023,64

+ Ngoa ̣i tê ̣ & Vàng (quy ra VND) 305.438 343.467 286.932 38.029 12,45 - 56.535 - 16,46

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 41 - 44)