Nhóm các giải pháp về truyền thông, quảng bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 83 - 84)

- Tập trung bám sát theo định hướng hoạt động của ngành, của Sacombank Hội sở để đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu định hướng: Hiệu quả An toàn Bền vững trong

3.2.6.Nhóm các giải pháp về truyền thông, quảng bá

- Qua khảo sát thì có đến 51,8% khách hàng biết đên dịch vụ gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huế qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp; 37,8% qua truyền hình, báo chí, internet và 34,1% qua pano, áp phích của ngân hàng. Chính vì vậy, Sacombank – Huế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo hình ảnh tích cực và nổi bật của ngân hàng so với các NHTM khác trên địa bàn: tăng cường quảng cáo, giới thiệu, cập nhật thông tin về SPDV, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet; đa dạng hóa các tờ rơi, sách giới thiệu về các SPDV của ngân hàng và bố trí sẵn bên ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch hoặc tổ chức phát tại nhà hay các cơ quan, doanh nghiệp để tăng cường sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm thu hút sự chú ý và tạo sự thiện cảm đối với khách hàng. Đặc biệt, đối với những khách hàng thân thiết, giới thiệu bạn bè, người thân đến sử dụng dịch vụ tại ngân hàng thì Sacombank – Huế phải quan tâm và có những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho những khách hàng này, nhằm duy trì lòng trung thành của khách hàng.

- Tiến hành tổ chức thường xuyên các hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu cho khách hàng chi tiết, cụ thể các SPDV mới của ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sacombank – Huế cần tiến hành điều tra, thu thập ý kiến, phản hồi từ khách hàng về chất lượng, sản phẩm dịch vụ để từ đó xây dựng được những chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao được chất lượng dịch vụ ngân hàng.

 Trên đây là một số giải pháp và ý kiến đóng góp theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài để góp phần tác động tích cực đến hành vi sau khi mua của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank – Huê. Tóm lại, để đưa ra được các chiến lược huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng hiệu quả, Sacombank – Huế cần có một bộ phận Marketing chuyên nghiệp với nhiệm vụ chính đó là: nghiên cứu, dự báo thị trường, xu hướng phát triển

dịch vụ; cập nhật nhanh chóng, chính xác tình hình biến động của chính sách lãi suất; xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng trên cơ sở phân khúc thị trường và phân tích tình hình của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, ngân hàng cần chú trọng phát triển các gói sản phẩm tiền gửi; tăng cường hoạt động khuyến mãi, chăm sóc khách hàng; cải thiện cơ sở vật chất ngân hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên…để từ đó xây dựng cụ thể quy trình tiếp cận, phát triển và duy trì tốt quan hệ với khách hàng.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 83 - 84)