Chương 2: Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín – chi nhánh
2.1.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực
cán bộ công nhân viên của Sacombank Huế, chúng ta nghiên cứu các đặc điểm của nguồn nhân lực qua 3 năm 2009, 2010 và 2011.
Bảng 2.1 – Tình hình lao động tại Sacombank Huế giai đoạn 2009 - 2011
Tiêu thức phân chia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1. Phân theo giới tính
Nam 54 49,1 60 50,8 62 49,6 6 11,1 2 3,3 Nữ 56 50,9 58 49,2 63 50,4 2 3,6 5 8,6 2. Phân theo trình độ Đại học 90 81,8 94 79,7 98 78,4 4 4,4 4 4,3 Cao đẳng, trung cấp 18 16,4 22 18,6 24 19,2 4 22,2 2 9,1 Lao động phổ thông 2 1,8 2 1,7 3 2,4 0 0 1 50 Tổng số lao động 110 100 118 100 125 100 8 7,3 7 5,9
(Nguồn: Phòng Hỗ trợ kinh doanh – Sacombank Huế)
Từ bảng số liệu cho thấy nguồn nhân lực của ngân hàng có sự biến động rất rõ nét. Năm 2009, tổng số lao động của ngân hàng là 110 người, sang năm 2010 tổng số lao động tăng lên thành 118 người, tương ứng với tốc độ tăng là 7,3% do ngân hàng mở rộng mạng lưới giao dịch của mình, cụ thể đó là phòng giao dịch Mai Thúc Loan. Năm 2011, số lao động của ngân hàng tăng thêm 7 người so với năm 2010, tương ứng với 5,9%. Như vậy, tổng số lao động của Sacombank Huế đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối qua từng năm. Có được điều này là do việc bố trí lại sơ đồ tổ chức của bộ máy hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Đồng thời, việc gia tăng này cũng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn lượng khách hàng ngày một tăng lên của ngân hàng. Với hệ thống hoạt động gồm Chi nhánh Sacombank Huế và 7 phòng giao dịch trực thuộc thì việc gia tăng số lượng của ngân hàng cũng là điều dễ hiểu.
Xét theo giới tính, có thể thấy số lượng lao động giữa nam và nữ của Sacombank – Huế trong 3 năm qua không quá chênh lệch. Năm 2009, tỷ lệ nam giới chiếm 49,1% và tỷ lệ nữ giới tương ứng với 50,9%. Năm 2010, số lao động nam là 60 người, tăng
thêm 6 người so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng là 11,1%. Đến năm 2011, số lao động năm nam là 62 người, tốc độ tăng so với năm 2010 là 3,3%. Trong khi đó, số lao động nữ tăng lần lượt trong 2 năm 2010 và 2011 với tốc độ tăng là 3,6% và 8,6%. Nhìn chung qua 3 năm, tốc độ tăng về số lượng lao động giữa nam và nữ của ngân hàng không quá khác biệt. Bộ phận giao dịch chiếm đa số là nữ, trong khi đó bộ phận tín dụng đòi hỏi nguồn nhân lực là nam giới. Điều này tạo ra sự cân bằng, ổn định trong hoạt động của ngân hàng, góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn trong những trường hợp khác nhau.
Xét theo trình độ học vấn, bảng số liệu cho thấy sự ổn định về tỷ lệ học vấn qua 3 năm: khoảng 80% nhân viên có trình độ đại học, 18% có trình độ cao đẳng và trung cấp, 2% còn lại là lao động phổ thông. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học tăng 4 người năm 2010 so với năm 2009 và cũng tăng tương tự 4 người năm 2011 so với năm 2010, ứng với tốc độ tăng là 4,4%. Số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp cũng tăng lần lượt trong 2 năm 2010 và 2011 với tốc độ tương ứng lần lượt là 22,2% và 9,1%. Trong khi đó, số lượng lao động phổ thông không có quá nhiều sự biến đổi, chỉ tăng thêm 1 người trong năm 2011 lên thành 3 người. Như vậy, Sacombank – Huế đã không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng lao động nhằm gia tăng chất lượng của ngân hàng. Tỉ lệ nhân viên có học vấn cao giúp nhân viên có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy, điều đó đối với ngân hàng là một lợi thế lớn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.