Một số thông tin về việc huy dộng tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 28 - 29)

bàn thành phố Huế

Năm 2011, hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Huế đã giữ được sự ổn định và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nguồn vốn huy động tăng mạnh đã đáp ứng nhu cầu thanh toán và vốn vay cho đơn vị và doanh nghiệp, tính đến ngày 31/12/2011 ước đạt 17.681 tỷ đồng, so đầu năm tăng 33,6%.

Với việc NHNN áp dụng mức lãi suất trần huy động 14%, việc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng không còn gay gắt như trước nhưng buộc các ngân hàng phải liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm duy trì và thu hút khách hàng. Hoạt động thanh tra giám sát, kiểm soát nội bộ được tăng cường, phù hợp với yêu cầu quản lý và công tác cảnh báo, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Vừa qua, NHNN chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, phối hợp các cơ quan chức năng thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý các trường hợp phá trần lãi suất, đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ và niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ trên địa bàn.

Bên cạnh đó, mạng lưới ngân hàng tiếp tục được mở rộng; một số ngân hàng đã tích cực thành lập các phòng giao dịch, ATM ở các thị xã, huyện, thị trấn tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Năm 2011, có 4 chi NHTM khai trương chi nhánh, đưa tổng số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh là 24 Chi nhánh; 69 Phòng giao dịch thuộc các NHTM; 5 Quỹ tiết kiệm và 7 Qũy Tín dụng nhân dân.

Về một số nhiệm vụ ngân hàng năm 2012, NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra các chỉ tiêu kế hoạch và định hướng các giải pháp trọng tâm trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2012 như sau: Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 20-25% so với cuối năm 2011; Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 15-17% so với cuối năm

2011. Trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20% . Nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.

Để đạt được các chỉ tiêu này, NHNN chi nhánh phải quán triệt và triển khai kịp thời sự chỉ đạo về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2012 của NHNN; cần đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể và phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch được giao của mỗi chi nhánh; Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; Đẩy mạnh việc huy động vốn với nhiều chính sách đa dạng phù hợp với quy định về cơ chế tiền gửi, thanh toán, lãi suất, khuyến mại…bảo đảm khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vay có hiệu quả của doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn; Thực hiện nghiêm việc ấn định lãi suất huy động và cơ chế cho vay theo quy định của NHNN Việt Nam; tiến tới giảm dần lãi suất cả tiền gửi và tiền vay trong năm 2012; Kiểm soát rủi ro tín dụng, không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; Cho vay ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; Phát triển hệ thống thanh toán thông qua liên kết, ứng dụng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w