3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Nam Định
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định là doanh nghiệp của tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc điểm địa bàn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh.
Nam Định là một vùng có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên 1641,32 km2, dân số là 1.945.661 ng−ời, mật độ dân số bình quân 1.185 ng−ời/km2 trong đó dân số nông thôn chiếm 87% [23]. Toàn tỉnh có 105.437 ha đất nông nghiệp, chiếm 63% diện tích đất tự nhiên, bình quân 553m2/ng−ời. Khí hậu nóng ẩm m−a nhiều, địa hình của tỉnh t−ơng đối bằng phẳng, đất đai đ−ợc bồi tụ bởi phù sa của 4 con sông, nhất là sông Hồng nên rất màu mỡ, có khả năng thâm canh các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa n−ớc.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Nam Định là tỉnh trọng điểm về sản xuất l−ơng thực ở miền Bắc. Tổng sản l−ợng quy thóc bình quân thời kỳ 1986- 1996 tăng 4,4%, năm 1995 năng suất bình quân đạt 10,5 tấn/ha đ−a tổng sản l−ợng l−ơng thực đạt 902.600 tấn, l−ơng thực bình quân năm 1996 đạt 460 kg/ng−ời [17]. Sản xuất nông nghiệp liên tục giành đ−ợc thắng lợi, l−ơng thực không những đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, trở thành hàng hoá xuất khẩu, cung cấp cho các vùng khác mà còn đ−ợc sử dụng để phát triển chăn nuôi. Mặt khác, vì diện tích đất bình quân/đầu ng−ời thấp, để nâng cao thu nhập và đời sống, ng−ời nông dân đã tận dụng thời gian nông nhàn, tận dụng nguồn thức ăn dồi dào phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn rất phù hợp với quy mô gia đình, với trình độ kỹ thuật và khả năng về vốn của ng−ời nông dân. Ngành chăn nuôi đã v−ơn lên trở thành ngành sản xuất
chính, chăn nuôi lợn tăng nhanh cả về số đầu con và trọng l−ợng thịt hơi. Số l−ợng đầu lợn chăn nuôi năm 2000 đạt 562.700 con; năm 2001 đạt 629.100 con; năm 2002 đạt 675.400 con; năm 2004 đạt 716.100 con. Sản l−ợng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Nam Định 38.900 tấn năm 1997; lên 45.400 tấn năm 2000; đạt 49.031 tấn năm 2001; đạt 54.681 tấn năm 2002 và tăng lên 57.820 tấn năm 2004 [23]. Từ việc phát triển chăn nuôi lợn nói riêng và chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung, hàng năm chăn nuôi tạo ra một khối l−ợng lớn thực phẩm nông sản hàng hoá, đòi hỏi công nghiệp chế biến thực phẩm phải phát triển mạnh mẽ. thu hút nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng của xã hội.
3.1.2. Tình hình cơ bản của công ty
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định có trụ sở nằm trên đ−ờng Trần Nhân Tông, ph−ờng Trần Quang Khải, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, trên khu đất rộng 20.000 m2, cạnh trục đ−ờng giao thông lớn phía tây đi vào thành phố.
Tên giao dịch: NADEXPOCO
Hoạt động của Công ty thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, có đặc điểm khác với nhiều DN là sử dụng kết quả ngành chăn nuôi làm nguyên liệu đầu vào để chế biến. Vì vậy, sản xuất của Công ty chịu ảnh h−ởng khá lớn vào kết quả của ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Đ−ợc thành lập theo quyết định số 1328/QĐUB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Hà ngày 27- 10-1987 phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật để xây dựng Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu, tiền thân của Công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định, Công ty đ−ợc khởi công xây dựng từ 15- 12-1987, hoàn thành đi vào sản xuất từ năm 1989. Công ty đ−ợc thành lập lại doanh nghiệp Nhà n−ớc theo quyết định số 556/QĐUB ngày 22/11/1992 của UBND tỉnh Nam Hà. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là thu gom thịt lợn hơi để
đ−a vào chế biến d−ới dạng thịt đông lạnh, xuất khẩu sang thị tr−ờng Nga, Đông Âu, một số thị tr−ờng khu vực... và phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Ra đời trong thời kỳ kinh tế chính trị trong n−ớc và trên thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, Công ty trải qua nhiều thăng trầm thử thách, đặc biệt là những khó khăn về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Đ−ợc sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành, cùng với sự đoàn kết v−ợt mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ công nhân viên, hoạt động của Công ty đi vào ổn định và có b−ớc tiến vững chắc. Từ năm 1993, Công ty tiếp tục xây dựng bổ xung thêm những máy móc thiết bị then chốt phục vụ sản xuất nh− hầm đông, máy phát điện, phòng lạnh... Với việc khơi thông lại thị tr−ờng thịt lợn xuất khẩu từ năm 1994, SXKD của đơn vị dần đi vào ổn định. Công ty làm ăn có lãi, năm sau cao hơn năm tr−ớc. Đến nay, Công ty là một trong những doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh đ−ợc đầu t− khá lớn về vốn và trang thiết bị, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục đạt hiệu quả, đ−ợc bạn hàng tín nhiệm, đồng thời là địa chỉ tiêu thụ tin cậy của bà con nông dân. Nhờ đầu t− đúng h−ớng, tích luỹ đ−ợc nhiều kinh nghiệm, đổi mới công tác tổ chức và quản lý khoa học có hiệu quả, Công ty làm ăn có lãi, nên vốn sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, thị tr−ờng xuất khẩu và thị tr−ờng nội địa đ−ợc củng cố, đời sống của ng−ời lao động đ−ợc nâng cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn. Chính vì vậy, trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định đã chọn đơn vị làm thí điểm để chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp Nhà n−ớc thành Công ty cổ phần. Công ty đã đ−ợc cổ phần hoá kể từ 1/1/2000, với vốn điều lệ ban đầu là 3,7 tỷ đồng, 100% vốn của cổ đông, phần lớn cổ đông là cán bộ công nhân trong Công ty. Hiện nay, Công ty có trên 160 cổ đông, ng−ời mua nhiều cổ phiếu nhất trị giá 250 triệu đồng.
- Thu mua, giết mổ, pha lọc thịt Block (thịt nạc đóng vào khay có tỷ lệ mỡ từ 10- 15%); thịt lợn sữa; thịt lợn mảnh (lợn choai có trọng l−ợng móc hàm từ 20- 30 kg/con, mỗi con chia làm 2 mảnh) để xuất khẩu sang các thị tr−ờng Nga, Hồng Công, Malaixia, Singapore, Trung quốc, Lào... Những mặt hàng xuất khẩu này th−ờng chiếm khoảng trên 70% sản l−ợng của Công ty.
- Thu gom, chế biến các loại: Thịt thăn, thịt nạc, chân giò, s−ờn, móng giò, thịt bò... để bán cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và các thị tr−ờng trong n−ớc.
3.1.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Hội đồng quản trị và Ban giám đốc (xem sơ đồ 1).
*Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 2 năm một lần, gồm có 7 ng−ời, có nhiệm vụ xây dựng chiến l−ợc kinh doanh, định h−ớng đầu t−, tổ chức bộ máy trong Công ty.
* Giám đốc phụ trách chung, có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành tổ chức SX theo định h−ớng đã đ−ợc Hội đồng quản trị phê duyệt, là ng−ời đại diện hợp pháp của doanh nghiệp tr−ớc cơ quan Nhà n−ớc.
* Phó giám đốc gồm hai ng−ời:
- Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo phòng sản xuất kinh doanh, phân x−ởng chế biến I và phân x−ởng chế biến II.
- Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo phòng kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, chỉ đạo phân x−ởng cơ điện, lò hơi bơm n−ớc.
* Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý lao động, sắp xếp nhân lực, đào tạo bồi d−ỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực cho CBCNV, thực hiện các chế độ về l−ơng, BHXH, BHYT xây dựng nội quy nội bộ về an toàn phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự trong cơ quan...
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng TCHC Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phân x−ởng chế biến I Phân x−ởng chế biến II Phòng kỹ thuật Phân x−ởng cơ điện