4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu cho sản xuất
Công ty xác định rõ ràng là: muốn sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả thì tr−ớc hết phải tổ chức thật tốt khâu thu mua nguyên liệu. Chất l−ợng nguyên liệu ảnh h−ởng trực tiếp đến chất l−ợng sản phẩm, chi phí nguyên liệu ảnh h−ởng đến giá thành sản phẩm. Nguyên liệu chế biến của Công ty là những sản phẩm thực phẩm t−ơi sống, có yêu cầu rất cao về mặt chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm và rất khó dự trữ bảo quản. Nếu thiếu nguyên liệu, sản xuất sẽ bị gián đoạn. Nếu dự trữ nguyên liệu quá lớn, gây ra ứ đọng vốn, hao hụt trọng l−ợng, bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Giá nguyên liệu ít ổn định, lên xuống hàng ngày. Do vậy công tác tổ chức thu mua phải khoa học và chặt chẽ. Tr−ớc đây (từ 1994- 2000), Công ty XK thịt lợn Block
sang Nga, Singapo chiếm 70- 80% sản l−ợng (khoảng 1.000 tấn/năm). Hiện nay, do thị tr−ờng thay đổi, khách hàng mới là Hồng Công, Đài loan, Malaixia, Lào tiếp nhận mặt hàng lợn sữa với khối l−ợng lớn nh−ng khác nhau về quy cách chủng loại SP. Thị tr−ờng Hồng Công tiêu thụ lợn sữa có trọng l−ợng từ 7- 12 kg/con (45- 60 ngày tuổi), chủ yếu để chế biến thành thịt lợn quay; còn thị tr−ờng Malaixia lại tiêu thụ lợn sữa nhỏ hơn 5 kg/con (27- 30 ngày tuổi). Hồng Công còn tiêu thụ thịt lợn mảnh (lợn bổ đôi có trọng l−ợng từ 22- 30 kg/mảnh). Công ty chuyển từ thu mua lợn thịt từ 70- 80 kg/con sang thu mua lợn sữa và lợn choai cho phù hợp với yêu cầu thị tr−ờng.
Ph−ơng thức thu mua, tr−ớc đây DN th−ờng tổ chức thu mua lợn còn sống về giết mổ. Với ph−ơng thức thu mua này, công tác quản lý quá phức tạp, tỷ lệ hao hụt nhiều, phụ phẩm khó bán, nhiều trung gian trong thu mua, ảnh h−ởng đến chất l−ợng và giá cả thu mua. Công ty chuyển sang thu mua tại chỗ thông qua ký kết hợp đồng với đại lý đặt ở các xã, các huyện trong và ngoài tỉnh, ký hợp đồng với Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Tổ dịch vụ Hợp tác xã. Hợp đồng ghi rõ số l−ợng, giá cả, thời gian thu mua, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Theo kế hoạch sản xuất, lợn của các đại lý đ−ợc vận chuyển về các kho chuồng riêng biệt cho từng đại lý, có đánh dấu cụ thể. Khi nguyên liệu đ−a vào giết mổ, treo móc, thấm khô xong Công ty mới tiến hành cân thịt móc hàm tại chỗ, giao tay ba giữa ng−ời bán, cán bộ phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật giám sát, và phân x−ởng chế biến. Nh− vậy, không có hao hụt trong khâu thu mua. Giá cả nguyên liệu có cán bộ phòng kinh doanh điều tra và thông báo cụ thể cho lãnh đạo hàng ngày. Giá thu mua bao gồm cả phụ phẩm để tạo điều kiện thanh toán dứt điểm cho ng−ời bán. Công tác thu mua đ−ợc tổ chức chặt chẽ, tránh tình trạng của chung ít ai quan tâm, hoặc khi mua vào thì lợn còn sống, nh−ng khi kiểm tra thì lợn bị chết, sụt giảm cân, muỗi đốt, mắc bệnh không ai hay biết.
Bảng 4: Tình hình thu mua nguyên liệu chế biến qua 3 năm (2002- 2004)
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ phát triển (%)
Mặt hàng
SL (tấn) Cơ cấu (%) SL (tấn) Cơ cấu (%) SL (tấn) Cơ cấu (%) 2003/2002 2004/2003 BQ
1. Lợn sữa Hồng Công 996 35,4 1.150 37,2 1.557 47,8 115,5 135,4 125,0 2. Lợn sữa Malaixia 727 25,9 500 16,2 674 20,7 68,8 134,8 96,3 3. Lợn choai Hồng Công 365 13,0 212 6,9 344 10,6 58,1 162,3 97,1 4. Hàng nội địa 722 25,7 1.227 39,7 684 21,0 169,9 55,7 97,3 Trong đó: Thịt bò Block 80 2,8 100 3,2 90 2,8 125,0 90,0 106,1 Thịt lợn Block 125 4,4 130 4,2 100 3,1 104,0 76,9 89,4 Thịt thăn lợn 95 3,4 190 6,2 75 2,3 200,0 39,5 88,9 Sờn cốt lết 60 2,1 110 3,6 65 2,0 183,3 59,1 104,1 Chân giò 100 3,6 140 4,5 58 1,8 140,0 41,4 76,2 SP đông lạnh khác 262 9,3 557 18,0 296 9,1 212,6 53,1 106,3 Tổng sản l−ợng thu mua 2.810 100 3.089 100 3.259 100 109,9 105,5 107,7
Địa bàn thu mua: nguyên liệu đ−ợc thu mua trong vùng nguyên liệu đ−ợc tiêm phòng bệnh định kỳ hoặc thu mua từ các hộ nông dân do Công ty cung cấp giống, thức ăn, h−ớng dẫn kỹ thuật, có giấy kiểm dịch của thú y cơ sở. Nam Định là một tỉnh có truyền thống về chăn nuôi lợn. Tuy vậy, không phải lúc nào nguồn nguyên liệu tại chỗ cũng đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Để đáp ứng đơn đặt hàng của khách, doanh nghiệp còn phải tổ chức thu mua ở các tỉnh lân cận nh− Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Địa bàn quen thuộc ở Thái Bình là các huyện Vũ Th−, Kiến X−ơng, nơi có phong trào nuôi lợn thịt và lợn nái. Sản l−ợng thu mua năm 2002 ở Thái Bình 172 tấn, chiếm tỷ lệ 6,12% sản l−ợng thu mua. Hai huyện Lý Nhân và Bình Lục của tỉnh Hà Nam cũng có nền chăn nuôi khá phát triển, địa bàn ở gần Nam Định, nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu. Năm 2003, do mở rộng quy mô sản xuất, Công ty phải vào Kim Sơn (Ninh Bình) để ký hợp đồng thu mua với sản l−ợng 197 tấn chiếm 6,37% sản l−ợng thu mua [5]. Kết quả thu mua nguyên liệu những năm qua thể hiện ở bảng 4.
Nhận xét về tình hình thu mua của Công ty, chúng tôi thấy:
1. Sản l−ợng thu mua tăng liên tục trong 3 năm, năm 2002 đạt 2.810 tấn; năm 2003 đạt 3.089 tấn; năm 2004 đạt 3.259 tấn. Bình quân tốc độ thu mua tăng 8%/ năm.
2. Mặt hàng thu mua xuất khẩu bao gồm lợn sữa Hồng Công, lợn sữa Malaixia, lợn mảnh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở thị tr−ờng khu vực. Sản l−ợng thu mua lợn sữa ngày một tăng, th−ờng chiếm tỷ trọng từ 55 - 68% tổng số l−ợng nguyên liệu thu mua. Trong đó số l−ợng thu mua lợn sữa Hồng Công có cơ cấu lớn nhất, liên tục tăng trong 3 năm; tình hình thu mua lợn sữa Malaixia không ổn định, tuỳ thuộc vào l−ợng hàng ký hợp đồng hàng năm. Lợn choai thu mua phục vụ nhu cầu xuất khẩu thịt lợn mảnh chiếm tỷ trọng từ 7- 13% sản l−ợng thu mua.
trong n−ớc nh− thịt bò, thịt thăn, thịt nạc, s−ờn, tim, móng giò... Mặt hàng nội địa khá phong phú. Riêng năm 2004, thu mua hàng nội địa đạt sản l−ợng cao nhất từ tr−ớc đến nay, cho thấy đây là tiềm năng Công ty cần triệt để khai thác để tăng doanh thu và việc làm, khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có, đảm bảo sản xuất liên tục ổn định, đồng thời giúp đơn vị nghiên cứu chế thử mặt hàng mới, thăm dò thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc.
4. Ph−ơng thức thu mua mềm dẻo linh hoạt, địa bàn thu mua rộng, công tác giám sát kiểm tra số l−ợng, chất l−ợng, giá cả thu mua khá chặt chẽ. Không có hao hụt trong khâu thu mua.
5. Tồn tại trong khâu thu mua cần khắc phục:
- Cần xác định địa bàn thu mua chính đối với từng mặt hàng. Đối với lợn sữa địa bàn thu mua quan trọng nhất ở tỉnh Thái Bình (huyện Vũ Th−, Kiến X−ơng, Đông H−ng, Thái Thuỵ). Ng−ời dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái. Giá cả thu mua giảm hơn so với giá bình quân chung từ 2- 3%. Công ty cần xây dựng hệ thống thu mua ổn định, liên tục tại những địa bàn này[5].
Đối với thịt lợn choai, địa bàn thu mua chính là các huyện phía nam tỉnh Nam Định. Cần tuyên truyền, h−ớng dẫn kỹ thuật về giống lợn lai h−ớng nạc đến tận ng−ời dân. Khuyến khích chăn nuôi trang trại theo h−ớng tập trung, thâm canh có qui mô lớn. Công ty cần chủ động tổ chức hội nghị khách hàng, ký kết hợp đồng (số l−ợng, giá cả, thời gian cung cấp) đến từng ng−ời dân. Đại lý là trung gian thu mua, thu gom, đ−ợc trích tỷ lệ hoa hồng thu mua theo qui định. Ph−ơng thức này có −u điểm hơn các hình thức khác, nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn, chịu trách nhiệm đến cùng. Song cũng cần tránh tình trạng b−ng bít thông tin, ép giá đối với ng−ời nông dân.
-Đối với việc thu mua lẻ tại Công ty, Công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thu mua: kiểm tra chất l−ợng nguyên liệu và thanh toán tiền kịp thời. Ng−ời cung ứng cần đặt cọc lại Công ty một số tiền để gắn trách nhiệm của ng−ời bán với nguyên liệu đã nhập.
- Cần điều chỉnh giá thu mua linh hoạt hơn nữa, phù hợp l−ợng cung cầu và giá cả thị tr−ờng từng thời kỳ. Giá cả là yếu tố rất nhạy cảm, có ảnh h−ởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả SXKD. Nếu giá thu mua cao hơn, gây thiệt hại cho Công ty. Nếu giá thu mua thấp, ng−ời nông dân không có lãi, chuyển kinh doanh sang nghề khác, Công ty sẽ thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.