Ảnh h−ởng của tình hình sử dụng chi phí đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 83 - 89)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4.2. ảnh h−ởng của tình hình sử dụng chi phí đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

kinh doanh

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD có xu h−ớng giảm rõ rệt. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có ảnh h−ởng từ hiệu quả sử dụng chi phí ngày càng giảm. Để khẳng định kết luận trên, chúng tôi tiến hành phân tích ảnh h−ởng của hai nhân tố tổng doanh thu và tổng chi phí đến hiệu quả SXKD.

Số liệu bảng 8 cho thấy: tốc độ tăng của chi phí sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó thể hiện: Năm 2002, giá vốn hàng bán (giá thành SX của sản phẩm xuất bán) chiếm tỷ trọng 92,16% trong doanh thu tiêu thụ, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu, Công ty phải bỏ chi phí SX là 92,16 đồng. Đến năm 2003, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 92,78% cao hơn năm 2002 là 0,62%. Năm 2004, do biến động về giá thực phẩm làm giá thu mua nguyên liệu tăng lên đột biến, chi phí giá vốn hàng bán chiếm tới 95,12% so với doanh thu (mức cao nhất trong 3 năm), tăng 2,34% so với năm 2003, tăng 2,96% so với năm 2002. Vì vậy, tỷ lệ lợi nhuận gộp/ doanh thu có xu h−ớng giảm, dẫn đến hiệu quả của hoạt động SXKD chính bị giảm sút. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng giá vốn hàng bán, chúng ta đi sâu phân tích giá thành sản phẩm lợn sữa Hồng Công, một mặt hàng chính, chủ yếu có số l−ợng và doanh thu tiêu thụ lớn nhất trong toàn bộ sản phẩm tiêu thụ của Công ty.

Phân tích số liệu bảng 14, chúng tôi thấy:

- Giá thành phân x−ởng (chi phí SX trực tiếp) năm 2003 tăng 14,56% so với năm 2002, năm 2004 mức tăng 32,92% so với năm 2003; bình quân mỗi năm tăng 23,4% là do các nguyên nhân sau:

+ Nguyên liệu chính (giá thu mua lợn sữa) từ 15.322,29 triệu đồng/tấn (năm 2002), tăng lên 17.660,95 triệu đồng/tấn (năm 2003), lên đến 24.035,30 triệu đồng/tấn (năm 2004). Nh− vậy, giá nguyên liệu đã tăng rất nhanh, năm 2003 đã tăng 15,26% so với năm 2002. Riêng năm 2004, do ảnh h−ởng của dịch cúm gia cầm kéo dài từ cuối năm 2003, làm cho giá cả thực phẩm đứng ở

mức cao, giá thu mua nguyên liệu tăng cao đạt mức kỷ lục, tăng 36,09% so với năm 2003, tăng 56,86% so với năm 2002. Đặc điểm của chế biến thịt lợn đông lạnh là chi phí về nguyên liệu có tỷ trọng rất lớn trong giá thành phân x−ởng, chiếm tới 92,06% năm 2002; chiếm 92,63% năm 2003; năm 2004 có sự tăng đột biến của về giá thu mua lợn sữa, giá trị nguyên liệu tăng cao nhất trong 3 năm, chiếm 94,84% giá thành phân x−ởng.

+ Chi phí vật liệu phụ: chất bảo quản, chất giữ mầu thực phẩm... phải nhập ngoại, giá cả tăng lên nh−ng chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 0,42% giá thành phân x−ởng năm 2004).

+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền l−ơng, tiền ăn ca, các khoản trích nộp theo l−ơng (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) năm 2003 tăng nhanh do hệ số l−ơng tối thiểu tăng từ 210.000 đồng lên 290.000 đồng. Năm 2004, do sắp xếp bố trí hợp lý dây chuyền SX, do sản l−ợng tăng lên, nên đơn giá tiền l−ơng/ tấn SP giảm đi, nh−ng thu nhập của ng−ời lao động vẫn đảm bảo ở mức thấp hơn năm 2003 là 4,48% (đạt 10,22 triệu đồng/LĐ/năm).

+ Chi phí khấu hao TSCĐ/tấn SP có xu h−ớng giảm do sản l−ợng tăng từ 2.907 tấn -> 3.019,7 tấn -> 3.555,6 tấn, mặc dù Công ty đầu t− thêm máy móc thiết bị, nhà x−ởng làm cho tổng mức khấu hao TSCĐ có xu h−ớng tăng từ 1.403,29 triệu đồng (năm 2002); 1.462,56 triệu đồng (năm 2003); 1.599,3 triệu đồng (năm 2004). Mức trích khấu hao này nằm trong khung quy định của Nhà n−ớc (QĐ 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999), Một số TSCĐ có tỷ lệ trích khấu hao khá lớn nhằm thu hồi nhanh vốn đầu t− để đổi mới thiết bị.

+ Các chi phí điện n−ớc giảm BQ 2,45%/năm; chi phí SX chung giảm BQ 4,25%/năm. Giá n−ớc máy dùng trong SX là 5.000 đồng/m3. Đây là giá khá cao, nếu không tiết kiệm thì chi phí về n−ớc cũng rất lớn. Mặc dù sản l−ợng tăng lên nh−ng mức tiêu thụ về n−ớc máy của Công ty dao động khoảng 5.000 m3/tháng, không tăng so với tr−ớc.

Bảng 14: Giá thành chế biến sản phẩm lợn sữa (2002- 2004)

Đon vị tính :1000 đ/ tấn

So sánh

Chi phí theo khoản mục 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 BQ

I. Chi phí SX trực tiếp PX 16.643,00 19.066,00 25.343,00 114,56 132,92 123,40 1. Nguyên vật liệu chính 15.322,29 17.660,95 24.035,30 115,26 136,09 125,24 2. Vật liệu phụ 80,00 102,00 108,00 127,50 105,88 116,19 3. Chi phí CN trực tiếp 347,80 412,70 371,30 118,66 89,97 103,32 L−ơng CN SX 295,00 354,00 312,00 120,00 88,14 102,04 BHXH + BHYT + KPCĐ 52,80 58,70 59,30 111,17 101,02 105,97 4.Chi phí điện nớc 289,00 297,00 275,00 102,77 92,59 97,55 7. Khấu hao + SCL TSCĐ 506,00 501,00 464,00 99,01 92,61 95,76 8. Chi phí SXC( VRT + QLý PX) 97,91 92,35 89,40 94,32 96,81 95,55

II. Phân bổ chi phí gián tiếp 1.239,00 1.380,00 1.057,00 111,38 76,59 92,36

1. Chi phí bán hàng 543,00 460,00 495,00 84,71 107,61 91,16 2. Chi phí quản lý DN 512,00 661,00 419,00 129,10 63,39 90,46 3. Trả lãi tiền vay 184,00 259,00 143,00 140,76 55,21 88,15

III. Tổng giá thành 17.882,00 20.446,00 26.400,00 114,34 129,12 121,51

DN đã có biện pháp sử dụng hợp lý n−ớc giếng khoan để vệ sinh chuồng trại, cống rãnh. Về điện SX, Công ty lắp công tơ điện tính giá theo giờ, có 3 mức gía: 700; 850; 1400 đồng/KW tuỳ theo thời điểm sử dụng. Hầm đông và tủ cấp đông là các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng đ−ợc bố trí chạy theo lịch trình, tránh giờ cao điểm để trả tiền theo mức giá thấp nhất, giảm chi phí điện năng.

- Phân bổ chi phí gián tiếp/tấn sản phẩm lợn sữa Hồng Công biến động không đều giữa các năm: Năm 2002; 2003; 2004 lần l−ợt là 1.239.000 đồng/tấn; 1.380.000 đồng/tấn; 1.057.000 đồng/tấn. Số phân bổ của chi phí gián tiếp/tấn sản phẩm của năm 2003 cao nhất (chiếm 6,75% tổng giá thành), số phân bổ chi phí gián tiếp của năm 2004 thấp nhất (chiếm 4% tổng giá thành). Số phân bổ chi phí gián tiếp giảm do 2 nguyên nhân: do sản l−ợng SX tăng lên và do DN có nhiều biện pháp tiết kiệm các chi phí gián tiếp không hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.

Tổng hợp các nguyên nhân trên, tổng giá thành lợn sữa Hồng Công tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2003 tăng 14,34% so với năm 2002. Năm 2004 tăng cao hơn: 29,12% so với năm 2003 và tăng 47,63% so với năm 2002, bình quân 3 năm giá thành tăng 21,51%/năm.

- Giá bán SP lợn sữa Hồng Công trong 3 năm có xu h−ớng tăng, bình quân tăng 20,67%/năm; song luôn luôn thấp hơn 0,84% so với mức tăng của tổng giá thành (bình quân tăng 21,51%/năm). Vì vậy, lãi tính trên tấn SP có xu h−ớng giảm, từ 434.000 đ/tấn (năm 2002) -> 347.000đ/tấn (năm 2003) -> 272.000 đ/tấn (năm 2004). Điều này là hoàn toàn phù hợp với hiệu quả SXKD toàn Công ty có xu h−ớng giảm.

Qua việc phân tích giá thành lợn sữa Hồng Công, chúng tôi rút ra kết luận: chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu (từ 92%- 95%) giá thành phân x−ởng, sau đó mới đến chi phí khấu hao, chi phí lao động, chi phí điện n−ớc và các chi phí phân bổ khác. Với mỗi khoản mục chi phí có cách quản lý riêng biệt, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến khoản mục chi phí chiếm tỷ lệ cao: giá thu mua, chi phí thu mua, chất l−ợng nguyên liệu thu mua.

Bảng 15: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty qua 3 năm (2002- 2004)

So sánh

2003/2002 2004/2003

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003Năm 2004

Chênh lệch % Chênh lệch %

1. Tổng doanh thu Trđ 62.164 72.464 97.097 10.300 16,57 24.633 33,99

2. Tổng chi phí Trđ 60.873 71.259 95.838 10.386 17,06 24.579 34,49

3. Doanh thu/1 đồng chi phí đồng 1,0212 1,0169 1,0131 -0,0043 -0,4209 -0,0038 -0,3711

(Nguồn : Phòng Kinh doanh , Phòng Kế toấn)

Ghi chú

Tổng doanh thu = Doanh thu tiêu thụ + Thu hoạt động tài chính + Thu hoạt động khác

Tổng chi phí = Giá thành toàn bộ SP xuất bán ( giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý) + Chi phí hoạt động tài chính

Số liệu của bảng 15 cho thấy: năm 2003 tổng doanh thu tăng 10.300 triệu đồng, tăng 16,57% so với năm 2002; nh−ng tổng chi phí lại tăng 10.386 triệu đồng, cao hơn mức tăng của doanh thu 86 triệu đồng, t−ơng ứng tỷ lệ 17,06%; cao hơn mức tăng doanh thu là 0,49%. Hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2003 thấp hơn năm 2002: Cứ 1.000 đồng chi phí của năm 2002 tạo ra 1.021,2 đồng doanh thu, còn 1.000 đồng chi phí của năm 2003 chỉ tạo ra đ−ợc 1.016,9 đồng doanh thu; giảm 4,3 đồng/1.000 đồng doanh thu, chiếm 0,4209%.

*So sánh hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2003 so với năm 2002

Hiệu quả sử dụng một đồng chi phí của năm 2003 so với năm 2002 giảm đi 0,0043 đồng là do ảnh h−ởng của 2 nhân tố:

Do doanh thu tiêu thụ của năm 2003 cao hơn năm 2002 là 10.300 triệu đồng (t−ơng ứng 16,57%) nên đã làm cho hiệu quả sử dụng 1 đồng chi phí tăng lên 0,1692 đồng.

Do tổng chi phí năm 2003 tăng cao hơn tổng chi phí năm 2002 là 10.386 triệu đồng (t−ơng ứng 17%) nên đã làm cho hiệu quả sử dụng một đồng chi phí giảm 0,1735 đồng.

Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho hiệu quả sử dụng một đồng chi phí của năm 2003 so với năm 2002 giảm: 0,1692 - 0,1735 = - 0,0043 (đồng)

Năm 2004, tổng doanh thu tăng 24.633 triệu đồng, tăng 33,99% so với năm 2003; nh−ng tổng chi phí lại tăng 24.579 triệu đồng, tăng 34,49%. Nh− vậy tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu 0,5%. Hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2004 thấp hơn năm 2003: Cứ 1.000 đồng chi phí của năm 2003 tạo ra 1.016,9 đồng doanh thu còn 1.000 đồng chi phí của năm 2004 chỉ tạo ra đ−ợc 1.013,1 đồng doanh thu; giảm 3,8 đồng doanh thu, chiếm 0,3711%.

*So sánh hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2004 so với năm 2003:

Do tổng doanh thu năm 2004 tăng cao hơn năm 2003 là 24.633 triệu đồng hay tăng 33,99% làm cho hiệu quả sử dụng một đồng chi phí tăng lên

0,3456 đồng.

Do tổng chi phí năm 2004 tăng so với năm 2003 là 24.579 triệu đồng hay 34,49% làm cho hiệu quả sử dụng một đồng chi phí giảm 0,3494 đồng. Tổng hợp cả 2 nhân tố trên đã làm hiệu quả sử dụng chi phí giảm đi là:

0,3456 - 0,3494 = - 0,0038 (đồng)

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty liên tục giảm trong 3 năm, năm sau thấp hơn năm tr−ớc. Điều đó hoàn toàn thống nhất với sự phân tích ở biểu giá thành SP lợn sữa Hồng Công: nguyên nhân khách quan chủ yếu dẫn đến giá thành tăng cao xuất phát từ giá nguyên liệu đầu vào trong n−ớc tăng; trong khi đó giá bán SP có mức tăng chậm hơn. Hiệu quả sử dụng chi phí giảm đi còn do nguyên nhân chủ quan là tỷ lệ sản phẩm loại II có xu h−ớng ngày càng tăng (từ 5,07-> 5,23 -> 6,36) làm cho chi phí tái chế tăng,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)