Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 121 - 126)

5.1. Kết luận

1. Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm nông sản là h−ớng đi đúng đắn đ−ợc thể hiện trong Nghị quyết của Đảng và Nhà n−ớc, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất n−ớc theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này khẳng định ph−ơng h−ớng sản xuất của Công ty hoàn toàn phù hợp yêu cầu đòi hỏi của đất n−ớc. Công ty có thuận lợi là nằm trong vùng nguyên liệu hết sức dồi dào của đồng bằng châu thổ sông Hồng, chăn nuôi lợn đã thực sự trở thành một nghề đạt trình độ khá cao.

2. Kết quả SXKD cho thấy quy mô của doanh nghiệp không ngừng đ−ợc mở rộng: Tổng sản l−ợng tiêu thụ trong 3 năm 2002- 2004 tăng BQ 10,6%/năm; doanh thu tiêu thụ tăng bình quân 24,82%/năm, trong đó sản l−ợng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng chiếm từ 70- 80% tổng sản l−ợng và doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2004, Công ty đã thu đ−ợc từ xuất khẩu 5.329.050 USD là khoản thu ngoại tệ khá lớn từ nông sản (chiếm 8% thu ngoại tệ của tỉnh).

3. Mặt hàng của Công ty là thịt lợn sữa, thịt lợn mảnh, thịt nạc Block, thăn lợn, s−ờn cốt lết, chân giò… đ−ợc chế biến d−ới dạng đông lạnh. Thị tr−ờng xuất khẩu chiếm 70- 80%sản l−ợng, trong đó thị tr−ờng chính là Hồng Công, Malaixia. Bên cạnh đó còn một số thị tr−ờng khác với tỷ lệ tiêu thụ thấp hơn nh− Trung Quốc, Thái Lan, Lào… Thị tr−ờng nội địa tiêu thụ từ 20- 30% sản l−ợng, tập trung ở các thành phố, các đô thị lớn nh− Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tỉnh phía Nam nh− Dầu khí Vũng Tàu, Biên Hoà, Bến Tre… Công ty không ngừng cải tiến, nâng cao chất l−ợng, song chủ yếu là sản phẩm sơ chế, ch−a có dây chuyền sản xuất thức ăn chín, nên tỷ suất lợi nhuận còn thấp.

2002 mức lợi nhuận 1,291 tỷ ; năm 2003 đạt 1,205 tỷ; năm 2005 đạt 1,259 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận t−ơng đối cao so với các doanh nghiệp địa ph−ơng đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hàng năm, ngoài nộp thuế giá trị gia tăng, thuế đất, thuế môn bài, Công ty còn nộp khoảng 350 triệu thuế thu nhập doanh nghiệp. Không chỉ thu đ−ợc hiệu quả kinh tế, hoạt động của Công ty còn đạt hiệu quả xã hội (đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho ng−ời nông dân), giữ vệ sinh môi tr−ờng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD trong 3 năm có xu h−ớng giảm do nhiều nguyên nhân:

- Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí BQ 1,99% năm, xuất phát từ giá thu mua nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh h−ởng của dịch cúm gia cầm. Đây là nguyên nhân khách quan lớn nhất làm giảm hiệu quả SXKD.

- Hiệu quả sử dụng vốn giảm do chi phí nguyên liệu, chi phí chế biến, chi phí vay vốn tăng cao.

- Công ty chú trọng nhiều đến thị tr−ờng xuất khẩu, ch−a quan tâm đúng mức đến mặt hàng và thị tr−ờng nội địa. Nguyên nhân chủ quan này làm giảm doanh thu tiêu thụ, giảm lợi nhuận.

- Bộ máy của Công ty tuy đã đ−ợc sắp xếp bố trí lại theo h−ớng tinh giảm gọn nhẹ, song còn có nơi, có chỗ, việc bố trí cán bộ ch−a thật hợp lý, gây lãng phí lao động. Cán bộ kỹ thuật đ−ợc đào tạo chuyên sâu còn thiếu và còn yếu. Lao động phổ thông ch−a qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao.

- Công tác quản lý sản xuất, quản lý tài chính, quản lý chất l−ợng sản phẩm đã đ−ợc nâng cao so với tr−ớc, song còn ch−a đạt so với yêu cầu, tỷ lệ sản phẩm loại II có xu h−ớng tăng từ 5,07% (năm 2002) lên 5,23% (năm 2003) lên 6,36% (năm 2004).

5. Các biện pháp cần thực hiện:

- Giữ vững và mở rộng thị tr−ờng: giữ vững thị tr−ờng xuất khẩu hiện có, tăng c−ờng quảng bá, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị tr−ờng khác nh−

Nhật bản, EU, Singapore, cần quan tâm đúng mức tới thị tr−ờng nội địa.

- Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất l−ợng, giảm giá thành thịt lợn nguyên liệu đ−a vào chế biến.

- Tăng c−ờng đầu t− thiết bị, đổi mới công nghệ. Phấn đấu đến năm 2008 đầu t− bổ xung thiết bị lạnh trị giá 8 tỷ đồng, năm 2010 đầu t− dây chuyền chế biến thức ăn chín đóng hộp trị giá 15 tỷ đồng, nâng cao giá trị tăng thêm của SX.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách huy động các nguồn vốn đầu t− với lãi suất thấp phục vụ cho sản xuất, giảm số ngày của một vòng luân chuyển.

- Thực hiện kiểm tra chất l−ợng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ cho lao động Công ty: tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn nữa, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Phấn đấu đến năm 2010 có 20% lao động trình độ đại học, cao đẳng, 60% lao động đ−ợc đào tạo trung cấp và sơ cấp. Tăng c−ờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về chế biến thực phẩm, về điện lạnh. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có đủ năng lực và trình độ quản lý điều hành DN phù hợp với tình hình mới.

5.2. Đề nghị

* Đối với Nhà n−ớc

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu h−ớng tất yếu, cạnh tranh trên thị tr−ờng càng trở nên quyết liệt hơn, Nhà n−ớc cần có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:

- Hỗ trợ về hiệp định th−ơng mại cấp Chính phủ với các n−ớc, tạo điều kiện thuận lợi cho xúc tiến th−ơng mại, để doanh nghiệp có thể thâm nhập thị tr−ờng n−ớc ngoài.

- Hoạch định chiến l−ợc nhất quán về xuất khẩu nông sản, phù hợp với mục tiêu lâu dài của đất n−ớc: tiếp tục thực hiện −u đãi về thuế xuất khẩu cho

các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhằm giải quyết tốt “đầu ra” cho sản phẩm của nông dân.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng c−ờng năng lực cạnh tranh thông qua đầu t− cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ : có biện pháp hỗ trợ về vốn bằng cách cho vay với lãi suất −u đãi từ 8- 10 năm từ Quỹ đầu t− phát triển, khuyến khích doanh nghiệp tích cực đầu t− đổi mới thiết bị công nghệ.

* Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thành lập các Hiệp hội xuất khẩu nông sản để tăng c−ờng trao đổi thông tin, hiệp tác, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp thị tr−ờng, thiệt hại đến doanh nghiệp xuất khẩu và kim ngạch của đất n−ớc.

- Tập huấn cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.

* Đối với Công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định

- Có chính sách và cơ chế thu mua nguyên liệu hợp lý trên cơ sở ký kết hợp đồng, tạo điều kiện thanh toán nhanh gọn, tiết kiệm chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, làm giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.

- Củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tăng c−ờng quản lý chất l−ợng và VSATTP, giảm tối đa tỷ lệ sản phẩm loại II, coi chất l−ợng là chìa khoá giữ vững và mở cửa thị tr−ờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bố trí bộ phận marketing nằm trong phòng kinh doanh nhằm nghiên cứu biến động của thị tr−ờng, phân công quản lý khai thác cụ thể thị tr−ờng xuất khẩu, thị tr−ờng nội địa.

- Có biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm triệt để chi phí điện n−ớc, chi phí bán hàng, chi phí quản lý thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong nội bộ doanh nghiệp.

- Bố trí lao động khoa học, hợp lý, có chế độ th−ởng phạt rõ ràng thông qua việc sử dụng quỹ khen th−ởng, phúc lợi để động viên mọi ng−ời hăng hái,

nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.

- Trên cơ sở đầu t− thiết bị công nghệ mới, từng b−ớc đa dạng hoá các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thâm nhập vào thị tr−ờng Nhật bản, thị tr−ờng EU và các thị tr−ờng khác, giảm bớt rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào thị tr−ờng Hồng Công.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 121 - 126)