Đơn vị tính: %
4.2.3.4. Biện pháp 4: Đầu t− vốn phát triển sản xuất
Thực tế sản xuất những năm qua, muốn sản xuất một lô hàng có khối l−ợng từ 150- 200 tấn trong thời gian quay vòng từ 85- 90 ngày, Công ty phải có l−ợng vốn l−u động từ 4- 5 tỷ đồng. Song các thủ tục thẩm định cho vay ở Ngân hàng rất chậm. Công ty cũng ở trong tình trạng chung của các DN không có đủ tài sản thế chấp, Ngân hàng sợ rủi ro nên cho vay nhỏ giọt, th−ờng chỉ cho vay từ 1,5- 2 tỷ đồng, nhiều khi sản xuất bị gián đoạn. Với vốn cố định, Công ty đ−ợc vay vốn ở Ngân hàng đầu t− và Quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Nam Định với lãi suất −u đãi nh−ng số l−ợng còn hạn chế.
Trong thời gian tới, để đáp ứng đủ vốn cho sản xuất, Công ty cần thực hiện các biện pháp huy động tất cả các nguồn vốn hiện có.
- Huy động triệt để nguồn vốn tự có: Tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu là con đ−ờng cơ bản lâu dài của mọi doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ. Nguồn vốn kinh doanh đ−ợc bổ sung bằng cách huy động vốn đóng góp của cổ đông. Các quỹ đ−ợc hình thành trên cơ sở phân phối lợi
nhuận để lại DN. Công ty cần có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách: giảm l−ợng hàng tồn kho, thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng, giảm số d− công nợ bằng ph−ơng thức thanh toán phù hợp để tăng vòng quay của vốn l−u động. Đối với vốn cố định, cần sử dụng hết công suất TSCĐ, khấu hao nhanh để đổi mới thiết bị công nghệ.
- Tích cực khai thác nguồn vốn trong thanh toán nh− vốn ứng tr−ớc của khách hàng thông qua thu tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng, các khoản phải trả trong phạm vi cho phép.
- Nguồn vốn vay: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của DN. Những năm tới, nhu cầu về vốn vay của Công ty rất lớn. Vốn là khách hàng th−ờng xuyên, lâu năm, có tín nhiệm cao trong thanh toán, Công ty cần khai thác triệt để các khoản vay của Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Đầu t− phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. + Đối với các khoản vay cho đầu t− XDCB, đổi mới thiết bị và công nghệ: căn cứ dự án đ−ợc phê duyệt, DN có thể đ−ợc Quỹ hỗ trợ cho vay số vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu hơn (từ 5- 7 năm), lãi suất −u đãi 0,45%/tháng. Ngoài ra, DN còn có thể vay dài hạn từ Ngân hàng Đầu t− Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với lãi suất 0,55- 0,65%/tháng.
+ Đối với nhu cầu vay ngắn hạn thuộc vốn l−u động, Công ty cần tranh thủ các khoản vay hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh với lãi suất −u đãi 0,5%/tháng. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định cho vay ngắn hạn với lãi suất từ 0,85- 0,9%/tháng. Đây là nguồn vốn vay ngắn hạn th−ờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất từng lô hàng. Để thực hiện đ−ợc các khoản vay này, Công ty cần lập kế hoạch vay vốn cho từng tháng, quý, năm trên cơ sở hợp đồng bán hàng đã ký kết, sử dụng đúng mục đích tiền vay và thanh toán đúng hạn.
Bảng 22: Kế hoạch huy động vốn đến năm 2010 ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Thực hiện 2004 Kế hoạch 2005- 2007 Kế hoạch 2008- 2010 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.337 11.000 15.000
1.1. Nguồn vốn kinh doanh 4.323 7.000 10.000
1.2. Nguồn vốn các quỹ 3.014 4.000 5.000
2. Nguồn vốn vay 19.837 24.000 34.000
2.1. Vay dài hạn 6.308 10.000 17.000
2.1.1.Vay dài hạn ngân hàng 2.580 3.000 5.000 2.1.2. Vay Quỹ hỗ trợ Phát triển 3.728 6.000 10.000
2.1.3. Vay dài hạn khác 1.000 2.000
2.2. Vay ngắn hạn 13.529 14.000 17.000
2.2.1. Vay Quỹ hỗ trợ Phát triển 6.000 7.000 10.000 2.2.2. Vay ngắn hạn ngân hàng 7.529 7.000 7.000
3. Nợ phải trả khác 3.651 3.000 3.000
Tổng nguồn vốn 30.825 38.000 52.000
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
- Huy động vốn thông qua đầu t− liên doanh, liên kết với bạn hàng và khách hàng. Qua đó thu thập thông tin để mua sắm thiết bị hiện đại, tiếp thu công nghệ phù hợp nhu cầu tiêu dùng tr−ớc mắt và lâu dài trên cơ sở ký kết hợp đồng mua thiết bị và hoàn trả bằng chính các sản phẩm do thiết bị SX ra.