Những thành tích đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 96 - 98)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.1. Những thành tích đạt đ−ợc

Thứ nhất : Công ty đã hình thành đ−ợc vùng nguyên liệu rộng lớn, th−ờng xuyên, t−ơng đối vững chắc nằm trên địa bàn các huyện trong tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận nh− Nam Hà, Ninh Bình, một phần đầu tỉnh Thanh Hoá. Ngành chăn nuôi lợn b−ớc đầu đi theo h−ớng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh với quy mô lớn tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Do khoảng cách thu mua gần, nên chi phí thu mua giảm, là cơ sở để giảm giá thành. Chỉ tính riêng sản l−ợng thu mua lợn sữa của Công ty chiếm khoảng 30% số đầu lợn sinh sản hàng năm của tỉnh Nam Định. Nhìn chung, công tác tổ chức thu mua của DN linh hoạt, t−ơng đối chặt chẽ,

giám sát đ−ợc cả số l−ợng và chất l−ợng nguyên liệu, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất.

Thứ hai : Công ty đã đ−ợc Nhà n−ớc đầu t− một dây chuyền chế biến thịt đông lạnh t−ơng đối hoàn chỉnh so với các đơn vị khác ở Nam Định và khu vực đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện cơ sở vật chất ban đầu cho công nghiệp chế biến thịt lợn. Sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, DN tăng c−ờng đ−ợc cơ sở vật chất, tích luỹ đ−ợc vốn, mở rộng qui mô SX, nâng cao chất l−ợng SP. Giá trị sản l−ợng và sản phẩm SX năm sau cao hơn năm tr−ớc. Công ty hoàn toàn có đủ điều kiện tổ chức SX 3000- 4000 tấn thịt đông lạnh xuất khẩu/năm.

Thứ ba : Công ty làm quen với thị tr−ờng xuất khẩu từ 12- 13 năm nay. Sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, sản l−ợng thịt Block xuất khẩu giảm, Công ty đã tìm mọi cách v−ơn ra thị tr−ờng mới: Hồng Công, Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc, Lào… Thị tr−ờng xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo, sản l−ợng và kim ngạch XK tăng nhanh với hai mặt hàng chính là thịt lợn sữa và thịt lợn mảnh đông lạnh, chiếm từ 70- 80% tổng sản l−ợng và doanh thu tiêu thụ. Trong đó Hồng Công là thị tr−ờng XK hiện nay t−ơng đối ổn định và vững chắc, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thị tr−ờng nội địa chiếm từ 20%- 30% sản l−ợng và doanh thu, đảm bảo SX liên tục, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả SXKD.

Thứ t−: Về khách quan, Công ty xuất khẩu mặt hàng nông sản (trên 70% sản l−ợng) đ−ợc Nhà n−ớc khuyến khích, đ−ợc (miễn thuế đầu ra và hoàn thuế đầu vào). Công ty chỉ phải nộp thuế GTGT của hàng tiêu thụ nội địa. Số thuế GTGT đầu vào đ−ợc khấu trừ của các năm 2002; 2003; 2004 lần l−ợt là: 1.281,9 triệu đồng; 621 triệu đồng; 988,4 triệu đồng. Số thuế GTGT phải nộp qua các năm lần l−ợt là: 965 triệu đồng; 1.193,3 triệu đồng; 784,5 triệu đồng. Năm 2002 doanh nghiệp đ−ợc hoàn thuế 316,9 triệu đồng. Năm 2003 nộp thuế GTGT cho ngân sách là 572,3 triệu đồng (sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội

địa DN phải nộp thuế GTGT đầu ra là 10%). Năm 2004 đ−ợc hoàn thuế 203,9 triệu đồng. Doanh nghiệp đã tận dụng đ−ợc những thuận lợi khách quan về mặt chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Thứ năm : Công ty thực sự là DN kinh doanh có hiệu quả, bù đắp đ−ợc chi phí và có lãi, mặc dù các chỉ tiêu hiệu quả có xu h−ớng giảm. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân đoàn kết, đồng lòng. Công nhân có trình độ kỹ thuật tay nghề khá. Công tác quản lý và sử dụng lao động đã đ−ợc đổi mới và đi vào nề nếp. Trình độ và kinh nghiệm tổ chức quản lý của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp khá cao, năng động, sáng tạo, kỷ luật, biết giữ chất l−ợng và chữ “tín” trên th−ơng tr−ờng, đã tạo cho doanh nghiệp thế và lực mạnh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu nam định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)