2004 - 2012
Chi đầu tư phát triển của Hà Tĩnh chiếm một tỷ trọng vừa phải trong tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu chi đầu tư của tỉnh được duy trì ở mức bình quân là 22,7% trong giai đoạn 2004-2012, thấp hơn so với cơ cấu chi đầu tư bình quân của cả nước khoảng 30% thời gian qua.
Chi đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ bản;
- Đầu tư phát triển các chương trình kinh tế khác (chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình công nghệ thông tin,...).
Trong đó, đại bộ phận là đầu tư xây dựng cơ bản, do vậy, trọng tâm phân tích chi đầu tư phát triển nhà nước là phân tích đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Bảng 2.7. Cơ cấu chi ngân sách trong ngân sách địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2012
(đơn vị: tỷ đồng, %)
Năm Tổng số
Tổng số chi
ĐTPT Chi thường xuyên Chi khác
Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền Tỷ trọng (%) 2004 1.675,34 100 412,34 24,61 787,46 47,00 475,53 28,38 2005 2.185,77 100 510,55 23,36 999,62 45,73 675,60 30,91 2006 2.821,76 100 760,86 26,96 1.289,39 45,69 771,50 27,34 2007 3.745,83 100 961.05 25,66 1.600,79 42,74 1.183,99 31,61 2008 6.314,69 100 1.173,83 18,59 2.042,16 32,34 3.098,71 49,07 2009 8.655,78 100 1.736,25 20,06 2.582,94 29,84 4.336,59 50,10 2010 11.466,23 100 1.841,70 16,06 3.705,73 32,32 5.918,80 51,62 2011 13.594,59 100 2.879,72 21,18 4.530,29 33,32 6.184,59 45,49 2012 15.034,8 100 4.182,232 27,82 5.609,08 37,31 5.243,49 34,88 Bình quân 22,70 38,48 38,82
Nguồn: Sở Tài chính Hà Tĩnh, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh
Đầu tư của Hà Tĩnh trong lĩnh vực XDCB giữ vị trí quan trọng trong đầu tư XDCB và phát triển kinh tế của tỉnh. Tầm quan trọng đó thể hiện qua nguồn đầu tư này đã hình thành nên những công trình làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế, và cải thiện mức sống dân cư một cách căn bản. Loại công trình này ít thu hút được vốn đầu tư của các chủ thể kinh tế khác vì nhiều lý do, hoặc là vốn đầu tư quá lớn so với khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tư nhân, hoặc là do thời hạn thu hồi vốn quá dài, thậm chí không thể thu hồi vốn một cách trực tiếp, hoặc vì các lý do chính trị - an ninh - quốc phòng mà các nhà đầu tư tư nhân không được phép đầu tư.
Trong những năm qua, cơ cấu chi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có biến động mạnh. Năm 2006, chi XDCB chiếm tới 99,62% trong tổng chi đầu tư phát triển, những năm sau tỷ trọng này có giảm xuống, năm 2009 do nền kinh tế thế giới cũng như trong nước suy thoái, cơ cấu chi cho đầu tư XDCB có tăng lên trong tổng chi đầu tư phát triển nhằm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên xu hướng này trong những năm từ 2010-2012 lại có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân do tỉnh tập trung các khoản chi để đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, trả nợ vay Bộ Tài chính và một số khoản chi đầu tư phát triển khác.
Đồ thị 2.7: Cơ cấu chi ĐTPT Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2012
Nguồn: Sở Tài chính Hà Tĩnh, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh
Trong cơ cấu vốn đầu tư cho chi đầu tư phát triển tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Tĩnh, nguồn vốn đầu tư tăng dần qua các năm, nguyên nhân vì tỉnh cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố. Tiếp đến tỉnh cũng chú trọng chi đầu tư phát triển cho huyện Kỳ Anh - đây được coi là một huyện trọng điểm có nhiều khu công nghiệp nhất trong tỉnh. Chi cho đầu tư phát triển các năm 2008 - 2011 tăng dần, tuy nhiên năm 2012 lại có chiều hướng đi xuống, nguyên nhân do nền kinh tế cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng gặp khó khăn, chi NSNN bị cắt giảm nên chi đầu tư phát triển năm 2012 ở hầu khắp các huyện giảm so với năm 2011.
Đồ thị 2.8: Chi đầu tư tại các huyện, thị xã, thành phố
Nguồn: Sở Tài chính Hà Tĩnh
Về nguyên tắc, quản lý đầu tư XDCB nói riêng và quản lý chi đầu tư phát triển nói chung được quy định khá chi tiết và chặt chẽ, Hà Tĩnh quản lý chi đầu tư phát triển cũng chủ yếu dựa trên các quy định từ các văn bản pháp lý này. Giai đoạn từ 2004 - 2012 một số văn bản mang tính pháp lý chi phối đến lĩnh vực chi đầu tư phát triển được áp dụng ở Hà Tĩnh gồm: Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng được ban hành theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30-1-2003, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù; Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/6/2007 về việc quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách trên địa bàn tỉnh, Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Những quy định mang tính pháp lý liên quan đến đầu tư và xây dựng ra đời nhằm mục đích:
• Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tư XDCB phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của quốc gia trong từng thời kỳ, phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, và nâng cao mức sống của nhân dân.
• Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí.
• Đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch, công trình xây dựng có chất lượng, đúng hạn quy định, với chi phí hợp lý.
Như vậy, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản không phải là chỉ theo từng dự án, mà còn phải theo quy hoạch, và theo đúng pháp luật.
Có nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư và xây dựng tại tỉnh, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính. Theo Quy chế, các cơ quan này đều được xác định nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể trong đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Thẩm quyền quyết định đầu tư cũng được quy định rõ từ Thủ tướng đến Chủ tịch UBND cấp huyện tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án.
Quy chế cũng phân chia các loại công việc cần phải tiến hành liên quan đến đầu tư và xây dựng, như: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Trong mỗi loại công việc còn được chi tiết hóa khá tỉ mỉ, cụ thể và có những quy định về quản lý chi tiêu của nhà nước được lồng ghép toàn bộ quy trình quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành khá hợp lý. Quản lý chi NSNN đối với chi đầu tư phát triển sau đây sẽ chủ yếu đề cập tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi đầu tư phát triển tại Hà Tĩnh.