Giải pháp hoàn thiện quản lý chi khoa học công nghệ và môi trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 153 - 155)

- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.

3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi khoa học công nghệ và môi trường

cho cán bộ

o Khoảng cách xa đến các trường đại học đào tạo về y tế

• Thu hút giáo viên trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường cao đẳng của tỉnh với các ưu đãi giống như trên;

• Tài trợ cho các tài năng địa phương đi học cao hơn và các chương trình học từ xa.

3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi khoa học công nghệ và môi trường trường

Khoa học công nghệ sẽ là một công cụ then chốt giúp tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ sẽ là một điều kiện giúp Hà Tĩnh thực hiện CNH – HĐH địa phương. Yếu tố chính của việc áp dụng khoa học, công nghệ trong nền kinh tế của Hà Tĩnh bao gồm:

- Áp dụng các công nghệ có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường:

+ Đối với các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh và cạnh tranh, ví dụ như sắt và thép tỉnh cần phải đi đầu về công nghệ. Với tính chất quặng sắt của tỉnh, Hà Tĩnh cần phải đảm bảo các nhà đầu tư vào mỏ Thạch Khê và các nhà máy thép. Hà Tĩnh cần lập một Sở Khai khoáng và luyện kim và Trung tâm ứng dụng, tập trung nghiên cứu và đem lại các sáng tạo trong lĩnh vực này, theo đó sẽ thu hút được lượng tri thức lớn ở Việt Nam.

+ Cần phảỉ đặc biệt lưu ý đến hiện đại ngành nông nghiệp bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. Ví dụ, trong lĩnh vực canh tác, các biện pháp này gồm có giống lai, phân thân thiện với môi trường, công nghệ nông nghiệp giúp tăng năng suất và chất lượng hoa màu. Tĩnh cũng cần tăng cường áp dụng công nghệ tại các vùng nông thôn và miền núi trong các hoạt động chăn nuôi gia súc, lâm nghiệp, thuỷ sản, đánh bắt cá và chế biến lương thực thực phẩm.

+ Khoa học công nghệ cũng cần được áp dụng trên các phạm vi các ngành thương mại, vận tải, may mặc, dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, giáo dục, y tế, dịch vụ truyền thông để đảm bảo chất lượng cao và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng năng lực: lồng ghép khoa học, công nghệ vào giáo dục tại các cấp, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thành lập cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ.

+ Giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ cũng sẽ là một trọng tâm then chốt. Sở Khoa học và Công nghệ nên phối hợp với trường đại học và các bên liên quan khác (doanh nghiệp, DOET, DOLISA) để thành lập các chương trình khoa học công nghệ, giáo dục hướng nghiệp để phát triển kỹ năng cho người lao động trong ngành cơ khí và các ngành khác nhằm giải quyết các điểm còn mâu thuẫn giữa giáo dục và trình độ kỹ năng cho người lao động trong ngành cơ khí và các ngành khác nhằm giải quyết các điểm còn mâu thuẫn giữa giáo dục và trình độ kỹ năng yêu cầu về năng lực. Trường Đại học Hà Tĩnh cũng nên được xây dựng trực thuộc trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học công nghệ.

+ Tỉnh cần đầu tư vào hạ tầng khoa học công nghệ, bao gồm phòng thí nghiệm và các thiết bị liên quan. Hà Tĩnh sẽ nổi lên là một trung tâm quốc gia về ngành luyện kim, do đó cần phải xây dựng các trung tâm và viện nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực cơ khí và khoa học ứng dụng. Cụ thể, Hà Tĩnh cần phải có cán bộ nghiên cứu có kỹ năng, khoa nghiên cứu chuyên môn, phòng học để giảng dạy, phòng thí nghiệm để nghiên cứu và đánh giá, thiết bị và máy móc hiện đại.

Như vậy, Tăng quy mô chi ngân sách cho KH - CN, đây phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong chiến lược chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2020 cần phấn đấu nâng dần chi KH-CN từ mức 1,5% - 2%/GDP hiện nay lên gấp đôi.

Mặc dù thuộc khu vực sẽ áp dụng chủ trương khoán chi, song với tầm quan trọng đặc biệt của lĩnh vực KH-CN nên NSNN vẫn phải đảm bảo 70%-75% tổng nhu cầu vốn chi cho KH-CN. Để thực hiện yêu cầu này ngân sách có thể dựa trên những nguồn chủ yếu như:

 Mức tăng thu của NSNN trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.

Ngoài phần hỗ trợ từ ngân sách, chi sự nghiệp khoa học và công nghệ còn được thực hiện từ:

+ Nguồn tài chính tự tạo, do chính hoạt động của các viện nghiên cứu, viện khoa học, các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ... tạo ra trên cơ sở các đơn đặt hàng từ các khách hàng có nhu cầu như doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dù nguồn thu này không lớn nhưng nó cho phép sự kết nối hiệu quả giữa phát triển KH-CN và phát triển kinh tế, giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, qua đó thúc đẩy quá trình ứng dụng KH-CN trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Nguồn động viên từ khu vực tư nhân.

+ Nguồn tín dụng ưu đãi khi thực hiện các chương trình KH-CN.

Để nâng cao hiệu quả chi KH-CN, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính xây dựng quy chế duyệt chi và quản lý các hoạt động KH-CN; thực hiện chính sách đãi ngộ tương xứng cho đội ngũ các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực KH - CN và cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực KH - CN.

Về môi trường: Bảo vệ môi trường sẽ là một ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Trong bối cảnh hiện nay, lĩnh vực then chốt chính sẽ là thực hiện một cách có hệ thống các kế hoạch đã được phác thảo trước đây về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Về vấn đề này, tỉnh cần:

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung cho kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các lĩnh vực đã được phác thảo trước đây trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm quản lý chất thải bền vững, quản lý nước và bảo vệ, tái sinh diện tích rừng và ven biển.

- Thực thi chương trình phổ biến thông tin và giáo dục theo kế hoạch để xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp về các tác động của việc biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 153 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w