Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 102 - 104)

tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước

Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: Thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành.

* Thanh toán tạm ứng: Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau:

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép.

* Thu hồi vốn tạm ứng: Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng.

Hồ sơ thanh toán tạm ứng:

Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; - Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.

Giai đoạn từ 2006-2012 nguồn vốn đầu tư được cấp phát qua KBNN tỉnh được thực hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Cấp phát thanh toán vốn đầu tư qua kho bạc nhà nước Hà Tĩnh

(đơn vị: tỷ đồng)

Chương trình/Nguồn

vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 2.101,1 3.360,1 6021,3 8.139,5 9.625,5 9.966,3 11.675,1

Cân đối ngân sách địa

phương 1.164,2 384,4 419,7 492,2 452,7 829.3 1.229,3 Chương trình mục tiêu quốc gia, 135 và 661 36,9 136,9 160,5 223.2 275,5 345,1 749,8 Nguồn hỗ trợ có mục tiêu và các quyết định của Thủ tướng CP 142,7 434,7 466,07 758.8 1.084,4 1.547 Các dự án ODA, NGO 170,2 365 502,8 613 675.6 843 1.022

Đầu tư từ khu vực dân

cư và doanh nghiệp 623 815 2.480 2.665 2.537 2.597 6.500

Tín dụng ưu đãi 58,5 107,5 85 72 76.2 150 200

Trung ương đầu tư trên

địa bàn 340 72,5 127,5 485,5 612,5 697,1 600

Nguồn Trái phiếu CP 842,56 1.070,5 1.454,8 961,8 800

Vay Bộ Tài chính 30 180 30 30 30

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w