Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 149 - 151)

- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

Hà Tĩnh là địa bàn có rất nhiều học sinh khá, giỏi, tuy nhiên rất nhiều tài năng được đào tạo và có tay nghề từ Hà Tĩnh di cư đến các thành phố lớn hoặc nước ngoài làm cho lực lượng lao động của Hà Tĩnh hiện tiếp tục chủ yếu là không có tay nghề hoặc chỉ là bán lành nghề, làm việc trong nông nghiệp và các ngành liên quan. Do đó không thể xem nhẹ vai trò của giáo dục và đào tạo nghề - nhân tố hỗ trợ quan trọng cho công cuộc phát triển KT-XH của Hà Tĩnh trong những năm tới. Tỉnh cần phải tăng cường tăng chi cho giáo dục và đào tạo, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc tăng trưởng của tỉnh trong tương lai.

Đầu tiên, nâng cấp giáo dục phổ thông, tập trung vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Hà Tĩnh cần phải tăng số lượng và chất lượng giáo viên thông qua chính sách hỗ trợ về ăn ở, hỗ trợ cho việc đào tạo thường xuyên và học hành trong tương lai ở trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cần tăng năng lực của các trường để đảm bảo tất cả huyện thị đều có đủ số lượng trường, tập trung đặc biệt vào mở rộng năng lực giảng dạy ở các trường khu vực nông thôn. Tỉnh cần tìm nguồn tài trợ NGO/nhà tài trợ hoặc chính phủ trung ương để thực hiện kế hoạch mở rộng này. Ngoài ra cần phải cải thiện chất lượng cơ sở vật chất cơ bản: trọng tâm ở đây là để đảm bảo có cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết (phòng học chức năng, phòng thí nghiệm) ở tất cả các trường. Nguồn kinh phí này có thể được các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan tài trợ cung cấp. Tỉnh sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên trên các lĩnh vực và loại hình cơ sở vật chất được tài trợ dựa trên nguồn kinh phí có được.

Thứ hai, tập trung nâng cấp giáo dục và đào tạo nghề: Trọng tâm ở đây là tăng cường năng lực của các tổ chức dạy nghề hiện có và mở rộng chương trình giảng dạy bao gồm các khoá học chuyên ngành mới nhắm tới các cụm ngành trọng điểm. Các lĩnh vực bao gồm khai thác mỏ và kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, dệt may, thương mại, giao thông vận tải và hậu cần, kinh doanh, BPO-ITO, xây dựng và đào tạo ngôn ngữ. Để đạt được điều đó cần phải (a) cải thiện cơ sở vật chất của trường dạy nghề, xây dựng quan hệ liên kết với khu vực doanh nghiệp, (b) nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề thông qua chính sách hỗ trợ tài chính để thu hút nhân

tài hoặc (c) mời các giáo viên thỉnh giảng là chuyên gia từ các công ty đến dạy các môn học cụ thể và truyền đạt kiến thức của họ cho học sinh trên địa bàn tỉnh và (d) thiết lập các chương trình kết hợp việc giảng dạy trong tỉnh với kinh nghiệm của một đơn vị sử dụng lao động lớn như Formosa, thu hút giáo viên từ bên ngoài Hà Tĩnh - họ có thể ở lại tỉnh 1 thời gian để vừa giảng dạy vừa có cơ hội làm việc với 1 công ty hàng đầu trong ngành. Tỉnh cũng sẽ ký hợp đồng dài hạn hoặc toàn thời gian với các giáo viên để giúp họ yên tâm phát triển chuyên môn, đặt kỳ vọng và hỗ trợ giáo viên phát triển, đồng thời triển khai nghiêm ngặt việc đánh giá giáo viên dựa trên kết quả, có gắn trực tiếp đến chế độ ưu đãi - tiền lương, nghỉ phép, nhà ở, phương tiện đi lại, v.v…

Thứ ba, nâng cấp giáo dục đại học trong tỉnh. Ở đây, tỉnh sẽ tập trung vào ba khu vực chính - (a) định hướng chương trình giảng dạy của trường đại học Hà Tĩnh theo hướng cơ khí, công nghệ thông tin, quản lý - kinh doanh, ngôn ngữ, (b) thúc đẩy các trường đại học liên kết với doanh nghiệp và (c) đảm bảo nguồn kinh phí cho việc xây dựng khuôn viên mới với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt của trường Đại học Hà Tĩnh ở xã Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Thứ tư, giữ chân các tài năng hiện có và thu hút thêm nhân tài.

+ Giữ chân nhân tài trong tỉnh thông qua cách tiếp cận toàn diện

- Cung cấp giáo dục có chất lượng trên địa bàn tỉnh thông qua cải thiện giáo dục và đào tạo nghề;

- ưu đãi/tài trợ học bổng cho sinh viên tài năng để học được học chương trình tốt nhất ngoài tỉnh (nếu không có sẵn trên địa bàn tỉnh) với cam kết trở lại Hà Tĩnh làm việc sau khi tốt nghiệp;

+ Thu hút nhân tài của Hà Tĩnh quay lại tỉnh và nhân tài ở nơi khác (trong và ngoài nước) đến các ngành trọng điểm làm việc.

- Có chương trình marketing để quảng bá sự phát triển và công nghiệp hoá của Hà Tĩnh nhằm thu hút người lao động có kỹ năng mà tỉnh cần;

- Xây dựng chương trình làm việc ưu đãi, với những ưu đãi đặc biệt về chuyển việc làm hoặc tạo việc làm mới với các hỗ trợ như nhà cửa, hỗ trợ sinh hoạt khác, lương và chế độ nghỉ.

Thứ năm, cần thực hiện mở rộng quyền tự chủ cho cấp quản lý cơ sở giáo dục

được phép điều chỉnh tỉ lệ học sinh/giáo viên hay tỉ lệ giữa tiền lương/thu nhập ngoài lương cho thích hợp với nguồn lực từng địa bàn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và hiệu quả kinh tế.

Thứ sáu, thực hiện chi có chọn lọc cho giáo dục - đào tạo. Nhằm tạo điều kiện để chính quyền địa phương tập trung vào các chương trình trọng điểm của ngành giáo dục, trong thời gian tới cần có sự rà soát, phân loại phạm vi chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo cụ thể như: Ưu tiên có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, một phần cho trung học phổ thông và đào tạo đại học, còn lại cần thực hiện chủ trương xã hội hoá. Cần nâng dần chính sách trợ cấp thoả đáng cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w