Đổi mới tư duy quản lý chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 175 - 177)

- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.

3.3.1.Đổi mới tư duy quản lý chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Phương pháp tiếp cận khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phải có những thay đổi đáng kể đối với cách soạn lập ngân sách để các cấp lãnh đạo có thể tiến hành những lựa chọn rõ ràng đối với cách phân bổ và sử dụng nguồn lực. sẽ đạt được điều này thông qua việc:

- Để các cán bộ quản lý tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, buộc họ chịu trách nhiệm đối với các quyết định về việc lập kế hoạch và sử dụng nguồn lực tài chính công.

- Tiến hành lựa chọn giữa các cách sử dụng khác nhau đối với tất cả các nguồn lực;

- Gắn việc chi tiêu với các sản phẩm và kết quả đầu ra, các mục tiêu dự kiến một cách rõ ràng;

- Cùng xem xét tất cả các nguồn lực (chi thường xuyên và chi ĐTPT), các nguồn của chính phủ và nguồn của các nhà tài trợ.

Việc làm này góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống như ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư được xây dựng riêng rẽ, thiếu sự thống nhất của ngân sách; Ngân sách thường xuyên được xây dựng trên cơ sở tăng thêm; Việc xây dựng, phân bổ, cấp phát ngân sách không gắn với các mục tiêu chính trị - KT-XH đề ra trong kế hoạch phát triển trung hạn; Khái niệm trung hạn chi dành cho ngân sách đầu tư (nếu có).

Việc trả lại tính thống nhất về ngân sách thường xuyên và ngân sách ĐTPT có nhiều điểm lợi, khắc phục được tình trạng bất cập do thiếu phối hợp cần thiết giữa

các quyết định ĐTPT với các dự toán chi thường xuyên. Ví dụ, đã đầu tư lắp đặt thiết bị hiện đại, đã xây dựng cơ sở hạ tầng mới nhưng thiếu phân tích đầy đủ chi phí thường xuyên sẽ phát sinh tăng thêm do đưa các công trình mới đầu tư lắp đặt hoặc mới xây dựng đưa vào sử dụng (các chi phí tăng thêm do vật tư tiêu hao, năng lượng tiêu thụ nhiều hơn, tăng chi duy tu, bảo dưỡng,…).

Ngân sách chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở tăng thêm, nghĩa là cộng thêm theo một phần trăm tăng thêm vào mức dự toán năm trước mà không đánh giá kết quả xem các hoạt động được tài trợ từ ngân sách có đóng góp gì vào việc đạt được các mục tiêu theo những lựa chọn các hoạt động ưu tiên.

Việc xây dựng ngân sách thống nhất cũng sẽ đòi hỏi phải xem xét đến nguồn vốn của Chính phủ lẫn nguồn vốn của các nhà tài trợ và phải đảm bảo là tất cả các nguồn vốn đều được dành cho việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các cơ quan, ban ngành, địa phương hay không. Việc xây dựng ngân sách thống nhất cũng sẽ đòi hởi phải xem xét đến nguồn vốn của chính phủ lẫn nguồn vốn của các nhà tài trợ và phải đảm bảo là tất cả các nguồn vốn đều được dành cho việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu theo những lựa chọn các hoạt động ưu tiên.

Việc xây dựng một ngân sách tổng hợp là một quá trình lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi phải:

- Thống nhất về những gì cần đạt được;

- Thống nhất về tên và số lượng các hoạt động cần được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra;

- Xác định chi phí cho các hoạt động đó trong giai đoạn 3 năm; - Đánh giá kết quả chi tiêu trong giai đoạn trước.

Khi xây dựng ngân sách, các cơ quan, ban, ngành, địa phương sẽ xây dựng các chỉ số kết quả đạt được để đo lường số đầu ra được tạo ra và những cải thiện về chất lượng.... Khi bắt đầu chuẩn bị cho các năm tiếp theo, các cơ quan, ban, ngành, địa phương sẽ đánh giá kết quả liên quan đến các chỉ số này như điểm khởi đầu cho việc lập kế hoạch số đầu ra và các hoạt động cho ba năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 175 - 177)