Đối với các loại chi sự nghiệp khác Giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 156 - 158)

- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.

3.2.2.4. Đối với các loại chi sự nghiệp khác Giải pháp chung:

- Giải pháp chung:

Đối với các loại chi sự nghiệp khác, để nâng cao hiệu quả đồng thời giảm bớt tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn tài chính của ngân sách cần tăng cường kiểm soát chi

thường xuyên chặt chẽ hơn, góp phần đưa pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào cuộc sống.

- Nhóm giải pháp riêng:

+ Đối với chi sự nghiệp văn hoá - thể dục thể thao

Cùng với chủ trương khoán chi cho các cơ sở văn hoá - nghệ thuật - thể dục - thể thao cần thực hiện chính sách hỗ trợ thoả đáng cho những người làm công tác nghệ thuật; chính sách đãi ngộ đối với các vận động viên thể thao cũng như chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát hiện tài năng trẻ trên lĩnh vực văn hoá thể thao.

+ Đối với chi sự nghiệp kinh tế

Mặc dù hoạt động của các đơn vị dự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho hoạt động ở các ngành kinh tế, song Nhà nước có thể cho phép các đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện liên kết với thị trường nhằm tạo nguồn thu thông qua những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp hoặc từ cá nhân có yêu cầu về sản phẩm mới hoặc thiết kế, khảo sát, thăm dò phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khách hàng… qua đó, góp phần tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế.

Tóm lại, chi thường xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng song nó lại có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường với quá trình cải cách bộ máy quản lý hành chính sao cho ngày càng phù hợp với đổi mới của nền kinh tế. Vấn đè khoán chi hành chính đối với những đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phương thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ tài chính cho các đơn vị này, bước đầu có sự phân định rõ chế độ quản lý hành chính Nhà nước. Mặt khác, việc mở rộng từng bước thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính Nhà nước đã bước đầu có những kết quả nhất định như tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Mặc dù còn những tồn tại nhất định, tuy nhiên cơ chế quản lý và sử dụng các khoản trong chi thường xuyên của ngân sách đã có những thay đổi tích cực, đáp ứng ngày càng cao cho việc

thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề còn lại là cần thực hiện một cách đồng bộ tích cực các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi thường xuyên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh hà tĩnh (Trang 156 - 158)