- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.
3.2.1.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng
hoạt động tương ứng
Những năm tới, muốn chi NSNN đóng vai trò tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn, Hà Tĩnh cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp để có thể giảm bớt hoặc ngừng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách quy định.
Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể đối phó với bất kỳ tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác định các ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.
Tổng chi phí dự toán cho tất cả các hoạt động có khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trần do Bộ Tài chính xác định. Bước đầu tiên trong việc giảm dự toán cho phù hợp với mức trần là sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên. Do đó, những hoạt động có mức độ ưu tiên cao hơn sẽ được duy trì mức dự toán, trong khi những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn cần phải giảm bớt dự toán ngừng thực hiện.
Khi xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và hoạt động, cần phải xem xét các yếu tố được miêu tả trong đoạn "Đánh giá và kiểm nghiệm tính khả thi của các hoạt động" và xem xét các dự án. Các yếu tố được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, tác động trực tiếp: những đầu ra và các hoạt động trực tiếp đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đã xác định. Những hoạt động trực tiếp giải quyết được vấn đề hoặc cải thiện được tình hình phải được ưu tiên nhiều hơn. Những đầu ra và hoạt động chỉ giải quyết được một phần của vấn đè hay phụ thuộc vào những hoạt động và/hoặc các khoản chi tiêu từ các cơ quan khác sẽ được ưu tiên ít hơn.
Thứ hai, khung thời gian: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ ba, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ tư, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể đạt mục tiêu với mức chi tiêu thấp nhất cần được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ năm, năng lực thực hiện: năng lực của các trung tâm chi phí cần được coi như là một yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và các hoạt động. Những trung tâm chi phí với năng lực thực thi cao hơn hoặc các đầu ra và hoạt động có nhu cầu nguồn vốn thực thi thấp hơn cần phải được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ sáu, nhu cầu về vốn: một số hoạt động có thể có nhu cầu về vốn cao hơn ngay cả khi chúng là các hoạt động ít được ưu tiên hơn việc tu sửa nâng cấp các con đường hiện tại, nhưng nhu cầu về vốn để xây dựng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tu sửa lại con đường đó. Các hoạt động được ưu tiên nhiều có thể sẽ không cần các nguồn lực bổ sung