- Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Tĩnh về phát triển KTXH trong vòng 5 đến 10 năm tới.
3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi hành chính Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong chi quản lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp đồng bộ sau:
+ Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, qua đó sắp xếp lại theo hướng sáp nhập các cơ quan có cùng chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan - của đơn vị tập thể - của cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
+ Hợp lý hoá thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm rườm rà, phức tạp, quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tránh tư tưởng cố tình kéo dài, gây phiền hà cho công chúng.
+ Xác định số lượng biên chế cần thiết, bố trí nhân lực phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm của công chức nhà nước. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm như tham nhũng, cửa quyền góp phần thanh lọc đội ngũ quản lý.
+ Nghiên cứu triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hành chính trên cơ sở mô phỏng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, vào hệ thống quản lý hành chính. Đồng thời cần có mức khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, đơn vị nào đạt tiêu chuẩn quản lý đã đề ra.
- Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nước để áp dụng chủ trương khoán chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp.
+ Đối với khu vực có thu như thuế, hải quan, ngân hàng Nhà nước,… thì ngân sách sẽ chi hàng năm các khoản chi như lương đào tạo cán bộ, công chức… Còn lại đơn vị tự đảm bảo cân đối từ nguồn thu của mình, đơn vị có thể chủ động trả lương lớn hơn quy định theo chất lượng, hiệu quả công việc để khuyến khích người lao động.
+ Đối với khu vực không có thu như cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính UBND các cấp… sẽ được Nhà nước đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi, song cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giảm biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.