TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤN THƯƠNG KHÍ PHẾ QUẢN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 35 - 37)

HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên chấn thương khí phế quản là một trong những tổn thương hiếm gặp trước đây ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng trên thực tiễn trong thời gian gần đây tại Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng, do xã hội phát triển theo nhiều mặt khác nhau từ đó dẫn đến: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn xã hội (đâm chém) đều gia tăng.., vì vậy chấn thương KPQ cũng có khuynh hướng gia tăng nhiều hơn.

Vào tháng ba năm 2004 tại Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 21 tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chuyên đề ngoại khoa. Trần Quyết Tiến đã báo cáo đề tài " Vỡ khí- phế quản trong chấn thương khí ngực kín" Trong đó có 12 trường hợp tổn thương khí phế quản đã được chẩn đoán và phẫu thuật. Tại hội nghị trên, Nguyễn Duy Tân và Phạm Thọ Tuấn Anh đã báo cáo đề tài "Chẩn đoán và xử trí 10 trường hợp vỡ phế quản do chấn thương ngực"

Tháng 12 năm 2006 tại Hội nghị Ngoại khoa toàn quốc lần thứ XII tại Đà Nẵng, Đồng Lưu Ba và Nguyễn Duy Tân đã báo cáo đề tài " Tổn thương khí phế quản trong lồng ngực- Một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị phẫu thuật". Tổng kết có 46 trường hợp tổn thương khí phế quản ( khí quản cổ và KPQ ngực) do chấn thương từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 5 năm 2005 tại khoa ngoại Lồng ngực BV. Chợ Rẫy. Có 23 trường hợp tổn thương khí phế quản trong lồng ngực, trong đó 21 trường hợp ( 91,3%) nguyên

nhân do chấn thương kín và 2 trường hợp ( 8,7%) do vết thương xuyên thấu gây nên.

Vào tháng 12 năm 2010 Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ III tại Huế về chuyên đề " Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực" Trần Trọng Kiểm đã báo cáo đề tài " Kết quả điều trị phẫu thuật cắt nối khí quản tận- tận tại bệnh viện trung ương quân đội 108". Trong đó có phẫu thuật 23 trường hợp cắt nối khí quản cổ nguyên nhân chủ yếu do u nguyên phát hoặc thứ phát, chỉ có một trường hợp sau chấn thương KPQ biến chứng sẹo hẹp. Cũng trong hội nghị này Vũ Hữu Vĩnh đã báo cáo đề tài ‘ Xử trí tổn thương sẹo hẹp khí quản và rò khí quản - thực quản bằng nối khí quản tận- tận trực tiếp và khâu đường rò thực quản.

Năm 2010 trên trên tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 số 2. Nguyễn Duy Tân và Nguyễn Hoài Nam đã đăng bài " Tổng quan của chấn thương khí phế quản do chấn thương".

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh.

Nghiên cứu được bắt đầu tiến hành từ tháng ngày 01 tháng 01 năm 2002 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Tất cả những bệnh nhân nhập bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán và phẫu thuật tổn thương khí phế quản do chấn thương qua các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học, nội soi khí phế quản.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.

Những bệnh nhân chấn thương khí quản đoạn cổ mà có kèm tổn thương thanh quản ( có tổn thương sụn nhẫn, sụn giáp trở lên)

Những bệnh nhân tổn thương khí quản do phẫu thuật mở khí quản ra da (thường gặp ở những bệnh nhân bị suy hô hấp do những nguyên nhân như: chấn thương sọ não, viêm não, màng não, viêm phổi… phải thở máy kéo dài).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 35 - 37)