Dấu hiệu bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 108 - 110)

X quang phổi kiểm tra

1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CÓ GIÁ TRỊ TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM TỔN THƯƠNG KPQ DO CHẤN

1.1.3.2. Dấu hiệu bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục

Sau khi mổ DLMP ở bệnh nhân TKMP do chấn thương ngực, nếu theo dõi và quan sát sau mổ 15 đến 30 phút mà phát hiện bọt khí tiếp tục thoát ra bình DLMP qua nhịp thở hoặc khi ho, đặc biệt khi hút bình DLMP bệnh nhân thấy khó chịu và đau ngực, lúc này cần chỉ định nội soi KPQ để kiểm tra.

Chúng tôi ghi nhận có 32/ 36 trường hợp ( 88,88%) có biểu hiện dấu hiệu bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục ở bệnh nhân tổn thương KPQ trong ngực do chấn thuơng ngực kín và 1/ 4 trường hợp đối với vết thương xuyên thấu.

Trong 32 trường hợp tổn thương KPQ trong ngực do chấn thương kín khi phẫu thuật chúng tôi thấy các vết rách hoặc đứt lìa phế quản tạo đường rò trực tiếp vào xoang màng phổi từ đó tạo nên dấu hiệu bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục, 4 trường hợp còn lại tuy phế quản chính rách 3/ 4 khẩu kính nhưng vết rách phế quản vỡ vào mặt trong trung thất, đồng thời màng phổi trung thất còn nguyên vẹn không bị rách, vì vậy ở những bệnh nhân này biểu hiện tràn khí trung thất và TKDD gia tăng là chủ yếu, nên rất dễ bỏ

sót trong chẩn đoán cũng như trong phẫu thuật. Trong phẫu thuật nếu không mở màng phổi trung thất bộc lộ KPQ chính để thám sát sẽ dễ dàng bỏ sót tổn thương.

Trong 4 trường hợp vết thương xuyên thấu có 3 trường hợp không biểu hiện bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục do: một trường hợp dao còn ghim vào phế quản chính trái, không tạo đường rò phế quản vào màng phổi, 2 trường hợp còn lại chủ yếu gây nên tràn khí trung thất.

Vì thế, dấu hiệu bọt khí thoát ra bình DLMP liên tục sau khi mổ dẫn lưu khí màng phổi, là một trong những dấu hiệu quan trọng để chỉ định nội soi KPQ nhằm xác định chẩn đoán.

1.1.4. Dấu hiệu “phì phò” qua vết thương vùng cổ.

Dấu hiệu này là để chẩn đoán xác định vết thương xuyên thấu khí quản

cổ. Chúng tôi ghi nhận đối với vết thương ở KQ cổ ngoài 30 trường hợp ( 57,69%) đã được kiểm soát đường hô hấp ( đặt ống NKQ hoặc mở KQ

ra da) có 18 trường hợp biểu hiện dấu “phì phò” qua vết thương da. Theo Symbas ( 1982) dấu hiệu này là 60% ở bệnh nhân vết thương xuyên thấu khí quản cổ [30] [62] . Trong nhóm bệnh nhân bị vết thương xuyên thấu khí quản cổ như chúng tôi đã trình bày ở trên thường nhập viện trong tình trạng vết thương khí quản cổ quá rõ, chỉ còn lại 4 bệnh nhân không biểu hiện dấu phì phò nguyên nhân do mô xung quanh và da che lấp tạm thời vết thương khí quản cổ. Do vậy, khi không có dấu hiệu phì phò qua vết thương da cũng không loại trừ được tổn thương khí quản, lúc này cần phải dựa vào các triệu chứng khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)