X quang phổi kiểm tra
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỆNH NHÂN TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN.
Chúng tôi đã đánh giá và ghi nhận kết quả của 132 bệnh nhân từ 2 đến 4 tuần sau mổ ( đánh giá bệnh nhân giai đoạn I)đhoặc những bệnh nhân sau chấn thương nhập viện mà phẫu thuật trễ hoặc điều trị trì hoãn. Theo Douglas E. Wood (2002) có 3 lý do gây nên xử trí chậm tổn thương khí phế quản do chấn thương [30], [62]:
Vết thương KPQ nhỏ không biểu hiện lâm sàng rõ rệt.
Tổn thương KPQ nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương nặng. Khi phẫu thuật bỏ sót tổn thương KPQ.
Thời gian gây hẹp, xì dò, hoặc tạo hạt miệng nối KPQ từ 2 đến 4 tuần sau mổ.
Taskinen ( 1989õ) báo cáo trong 9 trường hợp tổn thương KPQ do chấn thương kín có 5 trường hợp đã xử trí chậm trễ từ 9 đến 89 ngày. Sau đó
bệnh nhân biểu hiện khó thở, nội soi KPQ thấy có tạo hạt và gây hẹp ở miệng nối KPQ [62], [69].
Theo số liệu của chúng tôi có 4/ 132 trường hợp tổn thương sẹo hẹp và tăng sinh tạo mô hạt tại miệng nối KPQ với thời gian xử trí từ 3 đến 4 tuần trở đi. Nhận thấy rằng so với tác giả khác, chúng tôi đã có thời gian xử trí phẫu thuật sớm hơn nên ít có nguy cơ gây nên sẹo hẹp hoặc tạo hạt miệng nối và thời gian xử trí càng kéo dài sẽ càng tạo nên nguy cơ sẹo hẹp và tạo hạt miệng nối KPQ. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy rằng 4 trường hợp sẹo hẹp KPQ có 3 trường hợp thực hiện kỹ thuật khâu vắt liên tục, đây cũng là yếu tố làm thiếu máu nuôi và tăng nguy cơ sẹo hẹp và tạo hạt miệng nối.
Theo Symbas trong 17 trường hợp tổn thuơng khí quản cổ, có 1 trường hợp kèm rách thực quản. Sau khi được khâu nối bệnh nhân bị bục miệng nối khí quản và phải mở khí quản ra da vĩnh viễn [30] [62]. Trong 132 trường hợp tổn thương khí quản cổ của nhóm bệnh nhân chúng tôi cũng có 15 bệnh nhân kèm rách thực quản, nhưng chỉ có 1 trường hợp sau đó bị bục miệng nối khí quản cổ và thực quản. Hiện tại bệnh nhân vẫn phải mở khí quản và nuôi ăn qua ống mở thông dạ dày ra da. Bênh nhân bị bục miệng nối của chúng tôi là trường hợp tổn thương đứt gần lìa khí quản đoạn sụn số 1 và 2 và thực quản rách rộng. Sau khi khâu nối khí quản, thực quản, mở thông dạ dày nuôi ăn. Hậu phẫu ngày thứ 3 bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng chảy dịch vàng từ miệng nối thực quản và lan qua miệng nối khí quản, sau 7 ngày miệng nối khí quản bị bục ra. Nhận thấy rằng với những tổn thương khí quản có kèm rách thực quản, cần phải cắt lọc, làm sạch và khâu nối thực quản và khí quản từng thì riêng biệt ( khâu thực quản trước, hiển nhiên
lúc này hô hấp đã đảm bảo trong lúc mổ). Trong 14 trường hợp còn lại vết thương gọn, chúng tôi thực hiện khâu từng thì riêng biệt kết quả tốt không xì dò miệng nối.
Theo Edwards tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tổn thương KPQ kèm đa thương từ 10 đến 25% [30] [32] [62]. Theo số lượng của chúng tôi có 3 trường hợp tử vong trong 132 bệnh nhân ( 4%). Nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong tùy thuộc vào vị trí mức độ tổn thương KPQ và những tổn thương đi kèm. Hơn nữa, các tác giả nước ngoài thực hiện mổ tử thi để xác định nguyên nhân, chúng tôi không thực hiện được điều này. Vì vậy, tỷ lệ tử vong của chúng tôi so với các tác giả nước ngoài chỉ là yếu tố tham khảo. Trong 3 trường hợp tử vong, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả đều được chẩn đoán và xử trí sau 24 giờ, từ đó đưa đến bệnh nhân suy hô hấp kéo dài, rối loạn kiềm toan, trụy mạch, dẫn đến tử vong.
6. THEO DÕI VÀ KIỂM TRA BỆNH NHÂN SAU KHI XUẤT VIỆN ( ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN Ở GIAI ĐOẠN II)