CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 39 - 42)

Ghi nhận, đánh giá và phân tích tất cả những bệnh nhân lúc nhập viện có chấn thương KPQ với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học, nội soi khí phế quản, chỉ định phẫu thuật. kỹ thuật khâu nối KPQ, theo dõi và đánh giá bệnh nhân sau mổ. Các yếu tố ghi nhận bao gồm:

3.1. Triệu chứng của bệnh nhân bao gồm

3.1.1. Lâm sàng.

Tổn thương khí phế quản do vết thương xuyên thấu

Tuổi

Giới: nam hoặc nữ

Cơ chế chấn thương: yếu tố ( dao, lưỡi lê, thanh sắt, cọc nhọn...) gây nên vết thương. Tính chất vết thương ở ngoài da bao gồm: vị trí, kích thước, hướng đâm…có thể dự đoán có tổn thương khí phế quản.

Đối với vết thương phía sau lưng cạnh cột sống bả vai cần phải tầm soát kỹ có tổn thương khí phế quản trong lồng ngực không?.

Dấu hiệu phì phò qua vết thương

Máu hoặc dịch tiêu hóa chảy qua vết thương

Tri giác từ nhẹ đến nặng như vật vã kích thích, lơ mơ… Da, niêm mạc mắt còn hồng hào không?

Nhiệt độ: bệnh nhân có sốt không?

Suy hô hấp biểu hiện tùy theo mức độ qua các dấu hiệu: Khó thở: nhịp thở > 20lần / phút

Tràn khí dưới da: ban đầu ở hố thượng đòn, lan lên cổ, ngực, mặt, toàn thân tùy thuộc vào mức độ tổn thương khí phế quản.

Thay đổi giọng nói, nói giọng khàn tiếng hoặc nói không thành tiếng Ho khạc ra máu

Tiếng thở rít hoặc khò khè

Tràn khí màng phổi bên có vết thương khí phế quản Tổn thương đi kèm:

Nếu có máu tụ vùng cổ hoặc vết thương chảy máu cần theo dõi có tổn thương mạch máu ở vùng cổ.

Nếu biểu hiện hội chứng choáng mất máu, máu tụ trung thất, dấu chèn ép tim ..., cần tầm soát những tổn thương mạch máu lớn trung thất, tim.

Nếu vết thương ở vùng cổ, mà có tràn khí hoặc tràn máu màng phổi, lúc này vết thương có thể xuyên thấu vào lồng ngực làm tổn thương khí quản ngực hoặc phế quản phổi.

Tổn thương khí phế quản do chấn thương kín

Tuổi

Giới: nam hoặc nữ

Ghi nhận và phân tích những cơ chế chấn thương có nguy cơ gây nên tổn thương khí phế quản như: chấn thương trực tiếp vào vùng cổ, chấn thương thương ngực kín với lực mạnh ( xe tải đụng, tảng đá đè vào ngực…).

Tri giác biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng như kích thích, lơ mơ hoặc hôn mê.

Dấu hiệu suy hô hấp: khó thở, tím ngọai vi, PaO2 máu giảm. Dấu bầm tím hoặc biến dạng vùng cổ.

Nếu tổn thương khí quản cổ cần lưu ý tiếng thở rít thanh quản, thay đổi giọng nói, nói không thành tiếng…

Hội chứng tràn khí màng phổi.

Mức độ và diễn tiến triệu chứng tràn khí dưới da. Hội chứng tràn máu màng phổi và dập phổi. Biểu hiện ho ra máu.

Diễn tiến lâm sàng sau khi mổ dẫn lưu màng phổi ở bệnh nhân tổn thương khí phế quản ngực:

Bọt khí tiếp tục thoát ra ống dẫn lưu màng phổi khi bệnh nhân ho hoặc hít thở.

Hút bình dẫn lưu màng phổi bệnh nhân cảm thấy đau ngực và khó thở nhiều hơn.

Triệu chứng tràn khí dưới da không thuyên giảm, mà còn tăng thêm.

Khi chụp kiểm tra X quang ngực thẳng có biểu hiện phổi không nở, hoặc tuy phổi đã nở nhưng khi kẹp ống dẫn lưu màng phổi bệnh nhân xuất hiện tràn khí màng phổi tái phát như: đau ngực, khó thở…

Tổn thương khí phế quản nguyên nhân do chấn thương kín, thường bệnh nhân có kèm theo nhiều tổn thương cơ quan khác như: chấn thương sọ não, chấn thương cột sống cổ, chấn thương thanh quản, gãy xương sườn, gãy khung chậu, dập phổi, rách phổi, rách thực quản…Vì thế, chúng tôi ghi nhận lại để tiên lượng mức độ nặng cho bệnh nhân.

3.1.2. Cận lâm sàng ( Được thực hiện cấp cứu lúc bệnh nhân nhập viện).Khí máu động mạch: Để đánh giá mức độ giảm PaO2 máu… Khí máu động mạch: Để đánh giá mức độ giảm PaO2 máu…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả chẩn đoán và phẫu thuật sớm tổn thương khí phế quản do chấn thương (Trang 39 - 42)