4.1 Tỷ lệ và nguyên nhân tổn thương KPQ do chấn thương
Theo một số tác giả trên thế giới tỷ lệ tổn thương KPQ do chấn thương rất hieám.
Theo Flynn và Lee ( 1997) vết thương xuyên thấu ở cổ gây tổn thương khí quản từ 3-6%. Graham ( 1979) vết thương khí phế quản trong ngực ở bệnh nhân bị vết thương ngực khoảng 1% [30] [33] [50].
Theo báo cáo của Bertelsen và Howitz ( 1972) đã mổ tử thi 1178 bệnh nhân tử vong do đa chấn thương, có 33 bệnh nhân tổn thương khí phế quản tỷ lệ khoảng 2.8% [23] [25] [30] [62].
Kemmere và các cộng sự ( 1961) đã phát hiện trong 585 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông có 5 trường hợp rách khí phế quản tương đương tỷ lệ 1% [30] [62].
Theo Angood và các cộng sự cho biết đã tìm thấy 9 bệnh nhân có tổn thương khí phế ở 2000 bệnh nhân đa chấn thương, tỷ lệ khoảng 1% [30] [62].
S. Gabor và cộng sự đã báo cáo tại hội nghị khoa học ngoại Lồng ngực-Tim mạch ở Frankfurt năm 2000. Phát hiện từ năm 1975 đến năm 2000 có 31 beọnh nhaõn toồn thửụng KPQ do chaỏn thửụng [ 67].
Theo tạp chí ngoại khoa Châu Âu năm 2002 Nader Helmy và cộng sự đã báo cáo từ năm 1993 đến năm 2000 tại bệnh viện Zurich, đã phát hiện 6 bệnh nhân tổn thương KPQ do chấn thương ngực kín trên bệnh nhân đa chaỏn thửụng [38].
Theo số liệu chúng tôi thu thập được tại BV Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12- 2010 đã có 132 trường hợp tổn thương khí phế quản do chấn thương . Điều này cho thấy trong những năm gần đây tỷ lệ tổn thương KPQ do chấn thương có khuynh hướng gia tăng rất nhiều trên địa bàn TPHCM và các khu vực lân cận. Nguyên nhân gây nên tổn thương xuyên thấu KPQ chiếm 56 ( 42,42%) trường hợp chủ yếu do tai nạn xã hội như: đâm, chém, cắt cổ bằng dao, vật sắc nhọn vào vùng cổ và ngực rất thường gặp mỗi ngày ở khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy thậm chí có khuynh hướng gia tăng rất nhiều thời gian gần đây. Tổn thương KPQ do chấn thương kín chiếm 76 ( 57,58%) trường hợp cổ và ngực nguyên nhân chủ yếu do tai nạn lao động và tai nạn giao thông ( cây gỗ lớn, tảng đá, móc cần cẩu, xe đụng trực tiếp trúng ngực…). Điều này giải thích tình trạng an toàn lao động, an toàn giao thông ở nước ta chưa được đảm bảo đúng mức và tai nạn xã hội ( vết thương cắt, chém …cổ) còn xảy ra nhiều. So với Rossbach và Jonhson đã báo cáo tỷ lệ vết thương xuyên thấu chiếm 59% và chấn thương kín chiếm 41% [ 63]. Nhưng vết thương xuyên thấu KPQ của các tác giả nước ngoài,
ngoài những nguyên nhân do vật sắc nhọn ( dao, thanh kim loại…) mà còn nguyên do đạn bắn chiếm đa số.
4.2. Giới
Những tài liệu chúng tôi có được các tác giả trên thế giới không đề cập đến tỷ lệ về giới tính, nhưng theo số liệu của chúng tôi chấn thương KPQ gặp ở nam giới là chủ yếu và chiếm 92, 5%. Nguyên nhân có thể do nam giới thường đảm nhiệm các công việc nặng của xã hội, hoặc các thanh thiếu niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật ( thường gặp trong vết thửụng do ủaõm cheựm).
4.3. Tuoồi beọnh nhaõn
Các tác giả nước ngoài cũng ít đề cập đến yếu tố tuổi trong chấn thương KPQ. Tuổi trung bình trong chấn thương KPQ theo S. Gabor và cộng sự cho thấy 43,6 tuổi, và 34,5 tuổi theo Nader Helmy trong chấn thuơng ngực kín gây tổn thuơng KPQ.
Theo BV Chợ Rẫy tuổi trung bình trong chấn thương KPQ là:
Toồn thửụng KPQ do chaỏn thửụng kớn:
KPQ trong ngực 26 tuổi.
KQ coồ 28,5 tuoồi.
Veỏt thửụng xuyeõn thaỏu KPQ:
KQ coồ 29 tuoồi
KPQ trong ngực 37,5 tuổi
Tuổi trung bình chấn thương KPQ là 26, 5 tuổi
Với những thông tin trên, nhận thấy rằng ở những bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy, tỷ lệ tuổi gặp trong tổn thương KPQ do chấn thương kín còn rất trẻ trên dưới 30 tuổi. Theo chúng tôi tuổi là yếu tố quan trọng để gợi ý để hướng đến chẩn đoán tổn thương KPQ, nhất là trong chấn thương ngực kín.
Nếu gặp bệnh nhân trẻ dưới 30 tuổi nhập viện do chấn thương ngực kín với
lực lớn tác động, kèm với có dấu hiệu tràn khí màng phổi lượng nhiều, X quang hình ảnh dạng “phổi rơi”, lúc này cần chỉ định nội soi KPQ để xác định xem có tổn thương tổn thương KPQ không? Nhưng ngược lại, chúng tôi đã gặp 3 trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi, có tiền căn hút thuốc lá, nhập viện do chấn thương ngực kín, mà biểu hiện TKMP lượng nhiều. Sau khi mổ DLMP mà phổi không nở, nhưng khi mở ngực để xử trí chúng tôi đã phát hiện vỡ kén khí 2 trường hợp, và 1 trường hợp rách lá tạng màng phổi.
Nhận thấy rằng, ở người lớn trên 50 tuổi lá tạng màng phổi không còn đàn hồi bền chắc bằng những người còn trẻ. Hơn nữa tỷ lệ hút thuốc lá của người Việt Nam nhiều, do đó sẽ có nguy cơ tạo những bóng khí hoặc kén khí màng phổi. Vì thế, khi gặp chấn thương ngực kín mà có biểu hiện TKMP lượng nhiều, ở người trẻ sẽ có nguy cơ tổn thương KPQ, nhưng ngược lại ở người càng lớn tuổi thì nguy cơ vỡ kén khí hoặc rách lá tạng màng phổi sẽ cao hơn.
4.4. Đặc điểm của cơ chế chấn thương KPQ.
Trong cơ chế chấn thương KPQ ( vết thương xuyên thấu và chấn thương kín) tỷ lệ xảy ra ở KQ cổ 92/ 132 ( 69,7%) và tỷ lệ xảy ra ở KPQ trong ngực 40/ 132 ( 30,3%). Như vậy tỷ lệ chung tổn thương xảy ra ở khí quản cổ cao hơn KPQ trong ngực có ý nghĩa thống kê ( p< 0,01).
Đối với nhóm do vết thương xuyên thấu KPQ gây nên chúng tôi ghi nhận có 56 trường hợp, trong đó 52 tường hợp ( 92,8%) xảy ra ở KQ cổ và chỉ có 4 trường hợp ( 7,2%) xảy ra khí phế quản trong ngực. Như vậy đối với nhóm nghiên cứu của chúng tôi, đối với cơ chế vết thương xuyên thấu xảy ra chủ yếu ở khí quản cổ, điều này cũng phù hợp với một số tác giả nước ngoài [23]
[25] [30] [62]. Nhưng đối với tổn thương KPQ do chấn thương kín gây nên
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tổn thương xảy ra ở KQ cổ là 40/ 76 ( 52,6%) và xảy ra ở KPQ trong ngực 36/ 76 ( 47,3%), do đó tỷ lệ xảy ra tổn thương ở KQ cổ và KPQ trong ngực gần tương đương nhau đối với cơ chế chấn thương kín.
Mặt khác, xét riêng tổn thương KPQ trong ngực chúng tôi nhận thấy tỷ lệ xảy ra tổn thương KPQ do chấn thương kín 36/ 40 ( 90%) cao hơn rất nhiều so với do cơ chế xuyên thấu 4/ 40 ( 10%). Hơn nữa, khi đánh giá kết quả sau khi phẫu thuật chúng tôi ghi nhận có 3 bệnh nhân tử vong đều nằm trong cơ chế chấn thương ngực kín gây tổn thương KPQ trong ngực.
Vì vậy đối với tổn thương khí phế quản trong ngực mà do cơ chế chấn thương ngực kín gây nên là những trường hợp rất nặng, thường nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, có thể có trụy mạch cần phát hiện các tổn thương ngay và xử trí kịp thời để cứu sống bệnh nhân. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của một số tác giả trên thế giới [ 23], [25], [30], [38], [61], [62], [67]