Các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 131 - 132)

b. Các yếu tố nguy cơ

4.4.3.2. Các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm

Trong NC này, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan giữa thời gian sống thêm với các yếu tố độ biệt hóa khối u, giai đoạn TNM cùng với số lượng và kích thước u, tuy nhiên không có sự khác biệt về thời gian sống thêm giữa các nhóm có nồng độ AFP trước mổ khác nhau.

Thời gian sống thêm của các nhóm BN có độ biệt hóa khối u cao, vừa, thấp lần lượt là 40,0±2,7 tháng, 32,7±2,0 tháng và 11,3±3,0 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001(Biểu đồ 3.8). Theo Okuda và cộng sự (1977), các yếu tố mô học như biệt hóa cao, tế bào sáng, UBTG thể fibrolamellar và khối u có bao xơ có tiên lượng tốt hơn .

Thời gian sống thêm của các nhóm có số lượng và kích thước u khác nhau cũng không giống nhau. Nhóm BN phù hợp với tiêu chuẩn Milan- Mafazerro có thời gian sống thêm trung bình là 38,1 ± 2,0 tháng, trong khi nhóm BN có u đơn độc >5cm có thời gian sống thêm trung bình là 31,6±2,6 tháng, nhóm BN có đa u, kích thước u >3cm chỉ có thời gian sống thêm là 18,2±3,4 tháng. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,001

(Biểu đồ 3.9). Kích thước khối u là một yếu tố tiên lượng kết quả xa quan trọng, do nó làm tăng nguy cơ xâm lấn mạch máu. NC của Billimoria so sánh giữa 1.000 BN có khối u <5cm và 1.366 BN có khối u >5cm cho thấy tỉ lệ sống của nhóm có khối u nhỏ cao hơn so với nhóm còn lại . Tại Nhật Bản, Ikai và cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu trên 1.000 BN và đưa ra kết luận tỉ lệ sống trên 5 năm của BN có u đơn độc <5cm cao hơn hẳn so với các BN đa u (57% so với 26%).

Thời gian sống thêm ở các nhóm BN có giai đoạn TNM khác nhau cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nhóm BN giai đoạn I có thời gian sống thêm cao nhất 38,9±1,6 tháng, nhóm BN giai đoạn II là 32,0±3,4 tháng. Nhóm BN giai đoạn III có thời gian sống thêm dưới 20 tháng, giai đoạn IIIa là 16,8±3,5 tháng, giai đoạn IIIb là 22,0± 0,0 tháng, giai đoạn IIIc là 7,6±2,1 tháng (Biểu đồ 3.11). Theo Vauthey và cộng sự (2002), tỉ lệ sống sau 5 năm của nhóm BN giai đoạn I, II, III lần lượt là 55%, 37% và 16% .

Một số tác giả cho biết nồng độ AFP trước phẫu thuật có liên quan tới thời gian sống thêm của BN, NC của Hanazaki và cộng sự (2001) cho thấy nồng độ AFP trước mổ >1.000ng/ml là một yếu tố tiên lượng xấu, NC của Matsumoto và cộng sự (1982) cho biết, nhóm BN có nồng độ AFP >1.000ng/ml có tỉ lệ sống thấp hơn nhiều so với nhóm có nồng độ AFP <200ng/ml (7,6% và 33,9%) . Tuy nhiên, trong NC của chúng tôi không có BN nào có mức AFP trước mổ >1.000 ng/ml, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống thêm sau mổ của các nhóm (Biểu đồ 3.10).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w