Lượng máu mất và truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 124 - 126)

b. Các yếu tố nguy cơ

4.4.1.2.Lượng máu mất và truyền

Lượng máu mất trung bình trong mổ là 402,8±414,0ml, tương đương với lượng máu truyền trung bình trong tổng kết của Jarnagin năm 2002 (600ml). Tỉ lệ truyền máu trong mổ là 28,1%, không có BN nào phải truyền máu sau mổ. Các kết quả này là tương đương với kết quả của một số các tác giả trên thế giới như Wu hay Belghiti (Bảng 4.1).

Kết quả của chúng tôi tốt hơn hẳn so với thống kê của Lê Lộc (2010), trong báo cáo của mình tác giả cho biết tỉ lệ truyền máu trong mổ cắt gan lên tới 65,06%, số lượng máu truyền trung bình là 2 đơn vị , điểm đáng chú ý là toàn bộ các trường hợp cắt gan trong NC này đều được tiến hành theo phương pháp Tôn Thất Tùng .

Mất máu và truyền máu trong mổ đã được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập đối với biến chứng và tử vong trong và quanh mổ. Ảnh hưởng của truyền máu đối với nguy cơ tái phát khối u biểu hiện rõ nhất đối với các BN UBTG giai đoạn sớm. Theo Nanashima và cộng sự (2012), lượng máu mất trên 1500ml có nguy cơ làm giảm thời gian sống thêm của BN . Do đó, vấn đề kiểm soát chảy máu và truyền máu đóng vai trò quan trọng trong phẫu thuật cắt gan.

Việc kiểm soát chảy máu trong mổ cần được đánh giá và kiểm soát ngay từ trước khi tiến hành phẫu thuật. Theo Yamamoto, 5 yếu tố nguy cơ gây chảy máu nhiều trong phẫu thuật (>1500ml) bao gồm: prothrombin

<70%, khối u nằm sâu, xâm lấn tĩnh mạch gan, chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 23 và phẫu thuật cắt gan lớn .

Theo Jones và cộng sự (1998), kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung tâm ≤ 5cm H2O là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong hạn chế lượng máu mất trong mổ . Về thời điểm tiến hành truyền máu, Nanashima và cộng sự (2012) cho rằng cần bắt đầu truyền máu khi lượng máu mất đạt 850ml .

Bảng 4. 1. Kết quả phẫu thuật của một số nghiên cứu

Nghiên cứu Tỉ lệ truyền máu (%) Thể tích hồng cầu truyền (trung bình) Biến chứng /Tử vong (%) Suy gan sau mổ (%) Belghiti (1999) (n=44,56,8% cắt gan nhỏ) 32 2,3 đơn vị 26/0 0 Cunningham (1994) (n=100, cắt gan lớn) 59 2 đơn vị 27/3 4 Melendez (1998)

(n=496, cắt gan lớn) 52,6 0,9±1,8 đơn vị N/A/3,8 0,8 Wu (1996)

(n = 83, 83% cắt gan nhỏ) N/A 409,88 ml 22,9/2,4 4,8 Takayama (1998)

(n= 132, 72,7% cắt gan nhỏ) 7,6 N/A N/A/0 0

Midorikawa (1999)

(n=277, 78% cắt gan nhỏ) 5,7 1 đơn vị 64,1/0 0 Nguyễn Quang Nghĩa(2012)

(n=43, cắt gan lớn) 18,6 N/A 25,58/0 2,3

Tuy nhiên tỉ lệ truyền máu của chúng tôi vẫn cao hơn so với kết quả của một số tác giả khác như Takayama (1998), Midorikawa (1999), tỉ lệ truyền máu trong các NC này đều ở mức thấp <10%, mới đây NC của Nguyễn Quang Nghĩa (2012) cũng cho thấy tỉ lệ truyền máu trong mổ cắt gan lớn chỉ là 18,6%. Có sự khác biệt này là do trong 2 NC của các tác giả Nhật Bản, phẫu thuật cắt gan nhỏ chiếm tỉ lệ cao (72,7% và 78%) trong khi NC của

chúng tôi cắt gan lớn lại chiếm phần đa số (58,2%). NC của chúng tôi cũng là NC đầu tiên về cắt gan tại BV 108, do đó trong thời gian đầu của NC, đội ngũ bác sĩ gây mê cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát huyết động trong mổ ở các BN cắt gan. Điều này dẫn tới việc kíp gây mê thường truyền máu sớm để đề phòng các rối loạn huyết động, do đó tỉ lệ truyền máu của chúng tôi cao hơn so với của NC của Nguyễn Quang Nghĩa (2012) được tiến hành tại BV Việt Đức, là trung tâm có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật cắt gan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 124 - 126)