PHẪU THUẬT CẮT GAN PHỐI HỢP TÔN THẤT TÙNG VÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 115 - 117)

b. Các yếu tố nguy cơ

4.3.PHẪU THUẬT CẮT GAN PHỐI HỢP TÔN THẤT TÙNG VÀ

LORTAT-JACOB

Từ 03/2008 tới 09/2011 có tổng cộng 96 BN được phẫu thuật điều trị UBTG tại BV 108 có đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu.

4/96 BN có tai biến trong mổ, chiếm tỉ lệ 4,2%. Trong số các BN gặp tai biến trong mổ, 1BN tử vong do sốc mất máu sau rách tĩnh mạch chủ (tỉ lệ 1%).

Về mặt kỹ thuật nói chung có 3 phương pháp phẫu thuật cắt gan chính: phương pháp của Tôn Thất Tùng, phương pháp của Lortat – Jacob, và phương pháp kết hợp giữa Tôn Thất Tùng và Lortat – Jacob.

Phương pháp cắt gan của Tôn Thất Tùng và Lortat – Jacob đều là các kỹ thuật cắt gan kinh điển và được ứng dụng nhiều trên thế giới, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm của phương pháp Tôn Thất Tùng là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tránh được tai biến

do biến đổi giải phẫu của các thành phần cuống gan nhưng có nhược điểm là mất máu nhiều và phải tiến hành kẹp cuống gan chung. Phương pháp của Lortat – Jacob ngược lại có ưu điểm là mất máu ít nhưng lại có nguy cơ tổn thương tĩnh mạch gan và các thành phần cuống gan đặc biệt các trường hợp bất thường giải phẫu.

Năm 1982, Bismuth giới thiệu một phương pháp cắt gan mới phối hợp hai phương pháp nói trên, kỹ thuật này kết hợp được các ưu điểm của hai phương pháp trên và loại bỏ được các nhược điểm của chúng . Nguyên lý chung của phương pháp là phẫu tích rốn gan để kiểm soát động mạch gan và tĩnh mạch cửa của phần gan cần cắt. Kẹp các thành phần này lại không động chạm tới đường mật. Tiếp theo kiểm soát tĩnh mạch gan và cắt nhu mô gan theo các mốc giải phẫu, cuống mạch mật được cắt trong nhu mô gan, tĩnh mạch gan cũng được thắt lại trong nhu mô gan.

Có tổng cộng 8loại phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điển hình được thực hiện trong nghiên cứu, trong đó phẫu thuật cắt gan lớn chiếm tổng tỉ lệ61,4% bao gồm: cắt gan phải (24,0%), cắt gan trái (25,0%), cắt gan phải mở rộng (1%), cắt gan trái mở rộng (1%), cắt gan trung tâm (10,4%). Toàn bộ được tiến hành cắt gan theo giải phẫu.

Cắt gan theo giải phẫu được chứng minh là có ưu thế vượt trội so với cắt gan không theo giải phẫu trong việc kéo dài thời gian sống thêm của BN. Phân tích gộp của Zhou và cộng sự (2011) cho thấy mặc dù không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong cũng như biến chứng quanh mổ song phẫu thuật theo giải phẫu có tỉ lệ sống thêm cao hơn so với nhóm phẫu thuật không theo giải phẫu (sau 3 năm là 81,2% so với 72,3%, sau 5 năm là 66,8% so với 55,5%), tỉ lệ không tái phát giữa hai nhóm cũng có sự khác biệt (sau 3 năm là 52,1% so với 34,5%, sau 5 năm là 43,9% so với 25,3%) . Các phân tích gộp của Chen (2011) và Yu (2012) cũng cho kết quả tương tự .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 115 - 117)