b. Các yếu tố nguy cơ
4.1.2.3. Alphafetoprotein trước mổ
AFP là chất chỉ điểm khối u quan trọng nhất trong UBTG, trước đây chỉ cần dựa vào nồng độ AFP cao và hình ảnh siêu âm có khối u là đủ để chẩn đoạn UBTG.
Theo Phạm Hoàng Phiệt (1976) tỉ lệ AFP dương tính trong UBTG là 69% . Theo Lê Văn Don (2000) tỉ lệ AFP dương tính là 88,6%, đặc biệt có tới 51,6% số trường hợp UBTG có nồng độ AFP >500ng/ml, và nồng độ này cố liên quan với kích thước u và độ biệt hóa tế bào cũng như tiên lượng bệnh .
AFP không đặc hiệu đối với UBTG, nó có thể tăng trong viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính đơn thuần cũng như một số loại ung thư khác như ung thư dạ dày hay ung thư biểu mô đường mật. Việc sử dụng AFP cùng siêu âm trong sàng lọc UBTG từng được khuyến cáo trước đây. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc kết hợp hai phương pháp này không làm tăng độ nhạy trong phát hiện UBTG trong khi lại làm tăng giá thành chẩn đoán và tăng tỉ lệ dương tính giả. Nồng độ AFP có liên quan tới kích thước khối u nên đây đồng thời là một xét nghiệm giá trị trong theo dõi tái phát khối u.
Trong chẩn đoán, AFP từng được sử dụng làm một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán UBTG của Hội nghiên cứu bệnh lý gan Mỹ (2003): khối u<1cm, theo dõi 3 tháng 1 lần bằng siêu âm; khối u 1-2cm chẩn đoán dựa vào sinh thiết; khối u >2cm áp dụng CĐHA. Khẳng định UBTG khi có 2 biện pháp CĐHA phát hiện khối u giàu mạch hoặc 1 biện pháp CĐHA cộng với AFP >400ng/ml
Trong khuyến cáo năm 2005 của tổ chức này AFP chỉ được sử dụng trong chẩn đoán các khối u lớn >2cm, đối với các khối u này chỉ cần nồng độ AFP >200ng/ml đơn độc là đủ để chẩn đoán UBTG (Hình 1.7). Tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất của tổ chức này vào năm 2011, tiêu chuẩn này đã được bỏ đi .
Mặc dù vậy trong khuyến cáo chẩn đoán UBTG của Hội gan học Nhật Bản năm 2010, AFP >200ng/ml và có xu hướng tăng dần vẫn được sử dụng như một tiêu chuẩn phối hợp để chẩn đoán UBTG .
Sự khác nhau về quan điểm giữa hai khu vực Châu Âu – Bắc Mỹ và Nhật Bản về vai trò của AFP trong chẩn đoán UBTG có lẽ liên quan tới tần suất phát hiện UBTG có kích thước khác nhau, tại Nhật Bản do hiệu quả của chương trình sàng lọc, nhiều khối u có kích thước nhỏ ở gan được phát hiện, đối với những khối u này (<1cm) vai trò của các phương pháp CĐHA động học còn hạn chế vì vậy cần phải sử dụng thêm các yếu tố khác để đánh giá, trong khi ở Châu Âu – Bắc Mỹ, các khối u thường có kích thước lớn hơn, khi đó độ nhạy và đặc hiệu của các phương pháp CĐHA động học là đủ để chẩn đoán.
Trong UBTG, nồng độ AFP có liên quan tới kích thước khối u nên vẫn có thể sử dụng trong theo dõi tái phát.
Thực tế trong NC cho thấy, tỉ lệ BN có nồng độ AFP trước mổ >400ng/ml thấp chỉ 22,9% trong khi tỉ lệ BN có nồng độ AFP trước mổ từ 20-400 ng/ml tới 43,8%. Không có BN nào AFP trước mổ trên 1000ng/ml (Bảng 3.7).