Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong cơng tác quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 71 - 72)

NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

3.1.5.Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong cơng tác quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA

nguồn vốn ODA

Song song với việc kiện tồn về mặt pháp lý, Chính phủ Việt Nam cần tiến hành một loạt các hoạt động tích cực, gĩp phần hỗ trợ cơng tác quản lý ODA như:

- Chính phủ phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức hội nghị liên quan đến cơ chế ODA, các hội nghị kiểm điểm về tình hình thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Hội nghị về quản lý các dự án đầu tư sử dụng ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình dự án ODA, cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra để cải tiến quá trình thực hiện dự án ODA.

- Nguyên tắc và nội dung của việc phân cấp trong quản lý nguồn vốn ODA ở mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương cần được xác định rõ ràng hơn về quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị tham gia.

- Chính phủ cần cĩ sự chỉ đạo kịp thời và cụ thể việc thu hút và sử dụng ODA như đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề thuế GTGT đối với các chương trình, dự án ODA nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA.

- Cơng tác theo dõi và đánh giá dự án ODA cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các dự án ODA, đặc biệt là đối với các dự án ODA cĩ quy mơ vốn lớn, nhằm giải quyết kịp thời những khĩ khăn gây nên sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án.

- Kiện tồn hệ thống theo dõi và đánh giá dự án từ các Bộ, ngành Trung ương tới địa phương nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Mỗi cơ quan quản lý, thực hiện các chương trình dự án ODA từ trung ương đến địa phương phải thành lập đơn vị chuyên trách để theo dõi và đánh giá dự án.

- Thiết lập một hệ thống thơng tin mở về nhà tài trợ, về cơ chế hoạt động, về các loại vốn vay, về thủ tục, khả năng trợ giúp của nhà tài trợ. Với hiểu biết sâu sắc về nhà tài trợ, Việt Nam sẽ cĩ điều kiện nghiên cứu và quyết định các dự án nào sẽ sử dụng vốn ODA để đem lại hiệu quả cao nhất.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong cơng tác quản lý nhà nước về ODA sẽ gĩp phần thực hiện mục tiêu chung là cải thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 71 - 72)