Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Theo lý luận chung, nhân tố con người cĩ vị trí quan trọng, quyết định thắng lợi của mọi cơng việc, trong thu hút và sử dụng ODA cũng khơng ngoại lệ. Cần

quan tâm đúng mức, kịp thời đến việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ thực hiện dự án:

- Các cán bộ làm việc tại các BQLDA cần phải cĩ trình độ học vấn cao hơn và nhiều kinh nghiệm hơn. Cách hiệu quả nhất để tăng cường năng lực chuyên mơn và kinh nghiệm là đào tạo tại chỗ: học hỏi kinh nghiệm từ các nhà tư vấn nước ngồi, trao đổi cán bộ với các BQLDA khác nhằm học hỏi kinh nghiệm giúp cho việc thực hiện dự án trong tương lai của mình. Ngồi ra, cần xem xét tạo điều kiện đề đưa người đi học tập nước ngồi nhằm học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện dự án một cách cĩ hiệu quả.

- Cần cĩ những biện pháp cần thiết nhằm đào tạo và huấn luyện các cán bộ làm việc trong BQLDA. Điều quan trọng là phải chọn đúng đối tượng cán bộ tham gia các khĩa đào tạo và những cán bộ đã qua đào tạo phải được sử dụng vào vị trí thích hợp.

- Xây dựng những khố đào tạo ngắn hạn nhưng thường xuyên. Cần nghiên cứu và tiêu chuẩn hĩa các khố đào tạo trên phạm vi tồn quốc cho những mục tiêu chính như khĩa học đào tạo về kỹ thuật, tài chính, kế tốn. Phương pháp, nội dung đào tạo cần được nghiên cứu cẩn thận để mang lại hiệu quả. Các lĩnh vực đào tạo cần được chú trọng:

+ Quản lý dự án trong các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA - Các quy định của Việt Nam, các thủ tục và hướng dẫn của các nhà tài trợ

+ Các thủ tục và trình tự đấu thầu quốc tế như: Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, các phương pháp xét thầu, cách xét thầu cĩ ưu tiên trong nước…

+ Các vấn đề liên quan đến hợp đồng xuất phát từ quan điểm pháp lý và thực tiễn

+ Các quy định về phương thức thanh tốn quốc tế như thanh tốn trực tiếp, thanh tốn qua L/C…

+ Các quy định, cơ chế và thực tiễn của nguồn tài trợ + Kế tốn, phân tích và đánh giá kinh tế – tài chính

+ Quản lý xây dựng – liên quan đến cơng nghệ cĩ nhu cầu cập nhật thơng tin cũng như giám sát trực tiếp cơng nghệ nước ngồi.

Kết hợp với việc tăng cường năng lực quản lý các dự án ODA, phải tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động ODA ở mỗi cấp, mỗi ngành, đồng thời phát hiện được những nguyên tắc, chế độ khơng cịn phù hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời để phát huy được tác dụng của cơng tác quản lý nguồn vốn ODA, khắc phục được tình trạng chồng chéo, phiền hà, gây cản trở cho việc triển khai các chương trình, dự án ODA.

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 83 - 85)