Giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 73 - 75)

NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

3.2.1. Giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng

Vốn đối ứng là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngồi trên cơ sở hiệp định

văn kiện dự án và quyết định đầu tư của cấp cĩ thẩm quyền. Vốn đối ứng của từng dự án ODA cĩ khác nhau tùy theo yêu cầu của nhà tài trợ và trong mỗi hạng mục của một dự án tỷ lệ vốn đối ứng cũng khác nhau, thường vốn đối ứng cho một dự án từ 15-20%. Vấn đề vốn đối ứng cũng đang là một trở ngại lớn trong việc thực hiện tiến độ giải ngân. Việc phân bổ vốn đối ứng cần thực hiện theo nguyên tắc chỉ khi nào sắp xếp tương đối đủ vốn đối ứng thì mới ký kết hiệp định vay nợ. Mặc dù đây khơng phải là việc dễ dàng do NSNN hàng năm luơn gặp khĩ khăn với nhu cầu chi rất lớn nhưng là một việc cần thiết để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của bản thân nền kinh tế trong nước, tăng cường khả năng tự phát triển của Việt Nam, tránh phụ thuộc quá lớn vào các khoản nợ nước ngồi và tạo được khả năng chủ động cho phía Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án. Để giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện tốt cơng tác lập kế hoạch vốn đối ứng: trong dự tốn ngân sách hàng năm của địa phương hay bộ ngành cần bố trí đủ lượng vốn đối ứng, kế hoạch vốn đối ứng phải được lập cùng với kế hoạch giải ngân vốn nước ngồi của chương trình, dự án ODA. Kế hoạch vốn đối ứng phải đảm bảo tiến độ đã cam kết với phía nước ngồi, đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai. Kế hoạch vốn đối ứng phải phân bổ cụ thể theo từng loại nguồn vốn: vốn ngân sách chi sự nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do ngân sách cấp phát, vốn vay tín dụng theo kế hoạch nhà nước, vốn tự cĩ của các đơn vị (như các dự án điện, cấp thốt nước…), vốn vay từ các nguồn khác, vốn huy động từ các tầng lớp dân cư hoặc những người được hưởng lợi đĩng gĩp (như các dự án cấp nước, đường ống nước, vệ sinh…).

- Ngồi nguồn vốn cĩ thể huy động nĩi trên, chủ dự án cũng cĩ thể phát hành trái phiếu đơ thị để huy động vốn. Riêng đối với các dự án về đường và cầu, bên cạnh vốn ngân sách, cĩ thể huy động các nguồn sau:

+ Kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh địa ốc khai thác quỹ đất dọc hai bên đường để xây dựng các khu tái định cư và kinh doanh nhằm đáp ứng đủ hoặc một phần vốn đối ứng của dự án.

+ Thực hiện đấu giá quỹ đất dọc hai bên đường để đầu tư phần vốn đối ứng của dự án.

+ Kêu gọi đầu tư bằng hình thức BOT phần vốn đối ứng.

+ Thu tiền do tăng giá đất tại những khu vực sau khi dự án hồn thành để đầu tư vào cơng trình trong phần vốn đối ứng.

- Xin ghi thu ghi chi thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… theo quy định.

- Để đảm bảo cam kết về vốn đối ứng, cần ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho chương trình, dự án ODA thuộc diện được sử dụng NSNN trước khi bố trí cho các nhiệm vụ chi khác.

- Việc cấp phát vốn đối ứng cho cả chi xây dựng cơ bản và chi hành chính sự nghiệp phải căn cứ vào tiến độ giải ngân của từng dự án, thanh tốn vốn đối ứng dựa trên cơ sở khối lượng đã được thực hiện và tiến độ giải ngân của dự án.

- Chủ dự án cĩ trách nhiệm sử dụng vốn đối ứng đúng mục đích và cĩ hiệu quả.

- Mở rơng khả năng sử dụng ngân sách dự phịng ngồi kế hoạch và khuyến khích chủ dự án đi vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn đối ứng.

- Bộ Tài chính xem xét lại quy trình thủ tục cấp vốn đối ứng.

Vấn đề vốn đối ứng được giải quyết tốt sẽ gĩp phần thực hiện đúng theo tiến độ giải ngân đã định.

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 73 - 75)