Đẩy nhanh cơng tác đền bù và giải phĩng mặt bằng

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

3.2.2. Đẩy nhanh cơng tác đền bù và giải phĩng mặt bằng

Đối với nhiều dự án hạ tầng nĩi chung và các dự án hạ tầng sử dụng nguồn vốn ODA nĩi riêng, giải phĩng mặt bằng là một trong những khĩ khăn lớn nhất, thường xuyên nhất và gây chậm trễ nhiều nhất đến tiến độ thực hiện dự án.

Đây là lĩnh vực được xác định cần cĩ sự điều phối nhiều hơn nữa giữa các nhà tài trợ ODA và Chính phủ, cũng như giữa các cơ quan khác của Chính phủ như chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các BQLDA. Chính phủ nên đĩng vai trị là cơ quan điều phối trong quá trình này. Thành lập ban chỉ đạo với trách nhiệm điều phối chính quyền địa phương và các BQLDA. Những cơng việc này cần được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu của dự án. Đồng thời, tăng cường hài hịa chính sách, thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ, tăng cường năng lực trong nước để thực hiện các chương trình hành động giải phĩng mặt bằng và tái định cư.

- Xây dựng các quy hoạch phát triển các vùng, các ngành để làm căn cứ bố trí đất cho các dự án ODA.

- Việc sửa đổi Nghi định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng đã được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định 197 đã sửa đổi những điểm chưa hợp lý của Nghị định 22, quy định mức đền bù cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng của dự án và các loại thiệt hại; ổn định cuộc sống và đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, do Nghị định 197 mới được ban hành vào tháng 12/2004 nên sắp tới cần phổ biến rộng rãi hơn nữa để mọi người dân đều biết, gĩp phần đẩy nhanh hơn cơng tác giải phĩng mặt bằng.

- Xây dựng quy trình xem xét và phê duyệt các kế hoạch giải phĩng mặt bằng và tái định cư ở các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư và xây dựng. Nâng cao năng lực ở tất cả các cấp đối với các cơ quan liên quan và các tổ chức ở địa phương tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý cơng tác giải phĩng mặt bằng và tái định cư.

- Thành lập Ban giải phĩng mặt bằng và tái định cư trong các tổ chức ở cấp trung ương và các tỉnh chịu trách nhiệm về vấn đề giải phĩng mặt bằng và tái định cư.

- Cơng tác giải phĩng mặt bằng cần cĩ sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nhất là vai trị chỉ đạo của Uûy ban nhân dân tỉnh về bộ máy tổ chức thực hiện tại địa phương. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên giữa BQLDA và chính quyền địa phương. Cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và phối hợp với các dự án ODA khác trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả cơng tác giải phĩng mặt bằng tại địa phương. Coi trọng cơng tác tuyên truyền vận động quần chúng.

- Đảm bảo cơ chế làm chuyên trách về giải phĩng mặt bằng và chú trọng đến việc tuyển chọn cán bộ cĩ năng lực, cĩ chuyên mơn nghiệp vụ cũng như cĩ kiến thức hiểu biết xã hội để thực hiện cơng tác giải phĩng mặt bằng một cách chủ động, năng động, sáng tạo và linh hoạt.

- Vận dụng chính sách và đơn giá, đền bù giải phĩng mặt bằng phù hợp với điều kiện của địa phương và tính chất của dự án. Ngồi ra đơn giá đền bù cũng phải thỏa đáng, phù hợp với giá thị trường và đúng quy định hiện hành.

- Cho phép Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho các chủ đầu tư và hội đồng đền bù một số tiền nhất định để họ thực hiện đo vẽ, khảo sát… sau khi thành lập hội đồng đền bù và trước khi dự tốn phục vụ đền bù được duyệt.

- Nhà nước và các địa phương cần phải xử lý kiên quyết và nhất quán các vụ khiếu kiện về giá đền bù và sẵn sàng cưỡng chế những hộ chống đối khơng chấp hành di dời.

- Chỉ đạo các đơn vị độc quyền như bưu điện, điện lực, cấp thốt nước, cơng ty điện thoại… thực hiện nhanh việc di dời các đường dây điện, điện thoại, cấp thốt nước… và xử lý nghiêm các đơn vị độc quyền này nếu làm sai quy định hoặc cĩ biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

- Để khắc phục tình trạng khơng cĩ vốn giải ngân một lần với khối lượng lớn, chủ đầu tư và hội đồng đền bù cần phải chủ động khảo sát, đo vẽ và lập dự tốn đền bù làm nhiều đợt và trình kho bạc Nhà nước giải ngân từng đợt một, tránh tình trạng làm một lúc và yêu cầu giải ngân một đợt.

Nếu thực hiện tốt cơng tác giải phĩng mặt bằng và tái định cư sẽ mang lại thành cơng bước đầu trong việc thực hiện dự án đúng tiến độ và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA.

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)