Tình hình chung về thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 32)

3. Chênh lệch tiết

2.3.Tình hình chung về thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta đã tiến hành đổi mới nền kinh tế, thực hiện cơ chế kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần theo định hướng XHCN và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, những biện pháp cải cách kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm đầu của thập kỷ 90 đã cĩ ý nghĩa quyết định đưa các nhà tài trợ trở lại Việt Nam.

Bên cạnh đĩ, những vấn đề xung quanh Campuchia được xử lý, Mỹ khơng can thiệp việc IMF tái lập quan hệ tài chính, tín dụng với Việt Nam, Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đơng Nam Á)… đã tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc nối lại quan hệ giữa Việt Nam và Cộng đồng tài trợ quốc tế.

Trong 2 năm 1991-1992, hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã nối lại viện trợ cho Việt Nam. Một số nước Châu Á cũng cung cấp một số khoản cho vay ưu đãi và viện trợ khơng hồn lại. Nguồn vốn ODA song phương từ các nước OECD và một số nước khác đã tăng từ 75 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 1985-1990 lên khoảng 350 triệu USD trong năm 1992.

Từ năm 1990, các tổ chức của Liên hiệp quốc viện trợ cho Việt Nam hàng năm trên 70 triệu USD.

Ngồi ra, các tổ chức đa phương khác như Cộng đồng Châu Aâu (EC) và Quỹ Quốc tế về Phát triển Nơng nghiệp (IFAD) đã bắt đầu cung cấp khối lượng viện trợ cĩ ý nghĩa trong hai năm 1991-1992.

Tuy đình chỉ các chương trình tài trợ vào năm 1979, song Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn cử các đồn tới Việt Nam để thảo luận các vấn đề về chính sách, chuẩn bị một số dự án ở một số ngành như giao thơng, năng lượng, nơng nghiệp, y tế, giáo dục, ngân hàng… Đây là một thuận lợi khi các tổ chức này nối lại quan hệ với nước ta.

Một phần của tài liệu 243 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Trang 32)