Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 98 - 101)

1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc:

1.1. Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Hành lang pháp lý của phía Trung Quốc điều chỉnh hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Trong khi đó, phía Việt Nam còn ch−a phân định rõ ph−ơng pháp quản lý và quản lý lỏng lẻo. Hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng hoá sang Vân Nam và Quảng Tây ch−a đ−ợc xây dựng, chúng ta mới chỉ xây dựng hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nh−ng đến nay vẫn ch−a đ−ợc hoàn thiện. Do đó, xuất khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh (chúng ta gần nh− không thống kê đ−ợc buôn bán tiểu ngạch, do đó số liệu thống kê của Hải quan 7 tỉnh biên giới ch−a phản ánh đúng thực trạng trao đổi hàng hoá biên mậu giữa ta và Trung Quốc), xuất khẩu bấp bênh và hiệu quả thấp, tốc độ tăng tr−ởng chậm. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây, chúng ta cần phải tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh này:

- Chú trọng công tác đàm phán, ký kết các hiệp định và thỏa thuận ở các cấp, các ngành, nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng để xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phát triển ổn định, lâu dài.

- Ban hành chính sách đối với Trung Quốc phù hợp hơn với thực tiễn, mang tính chủ động và phối hợp:

+ Để không bị động trong trao đổi th−ơng mại, chúng ta có thể áp dụng chính sách th−ơng mại “nửa vời” nh− phía Trung Quốc đã áp dụng đối với ta, tăng c−ờng vai trò của các chính quyền địa ph−ơng trong hoạt động biên mậu để các tỉnh có thể chủ động trong việc hút những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống, và hạn chế những mặt hàng gây lũng đoạn thị tr−ờng từ Trung Quốc. Nhà n−ớc cần giao quyền chủ động hơn nữa cho các tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với Vân Nam và Quảng Tây. Đây cũng có thể hiểu là sự phân cấp, nếu “phân quyền” hợp lý, các địa ph−ơng sẽ năng động hơn, linh hoạt hơn trong quan hệ buôn bán qua biên giới với Trung Quốc. Bởi lẽ, mục đích của chúng ta không có gì khác là mở rộng quy mô th−ơng mại giữa hai n−ớc, trong đó chủ yếu là tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo địa ph−ơng, hơn

ai hết họ là ng−ời hiểu rõ đối tác, nắm bắt nhanh nhậy thị tr−ờng, thông hiểu ngôn ngữ,v.v... và nh− thế họ sẽ có phản ứng nhanh hơn so với Trung −ơng.

+ Chính sách phối hợp với phía Trung Quốc để cùng phát triển, tận dụng những cơ hội thuận lợi do việc phát triển kinh tế và hội nhập của Trung Quốc mang lại: Chúng ta có thể ký với Trung Quốc Hiệp định th−ơng mại tự do song ph−ơng về một nhóm mặt hàng mà họ có nhu cầu nhập khẩu lớn và ta có thế mạnh xuất khẩu, giống nh− Thái Lan. Thái Lan bất lợi hơn chúng ta ở khâu vận chuyển và chi phí vận chuyển cao, nh−ng hàng nông sản Thái Lan vẫn chiếm lĩnh đ−ợc thị tr−ờng Trung Quốc nhờ có chính sách và đối sách hợp lý đối với Trung Quốc (chính sách của Thái Lan là phối hợp và hợp tác với Trung Quốc để cùng phát triển) và có chiến l−ợc phát triển ngành hàng xuất khẩu tốt.

Từ tr−ớc tới nay, các chính sách của Việt Nam nhìn chung không theo kịp Trung Quốc, luôn ở thế bị động đối phó. Chúng ta vẫn ch−a hiểu hết đ−ợc tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc (Trung Quốc đang b−ớc vào thời kỳ phát triển v−ợt bậc, GDP tăng tr−ởng 10%/năm), các n−ớc khác tìm mọi cơ hội để hợp tác với Trung Quốc, tranh thủ sự phát triển kinh tế của n−ớc này để kiếm lợi, Thái Lan là một điển hình. Trong khi chúng ta ở liền kề, rất thuận tiện cho hợp tác thì lại dửng d−ng mà không xông vào để h−ởng lợi. So với một số n−ớc ASEAN khác, hiện Việt Nam hoàn toàn bất lợi, đáng lẽ ra với lợi thế địa- kinh tế, chúng ta phải thu đ−ợc nhiều lợi hơn so với các n−ớc khác trong hợp tác với Trung Quốc. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, đã một số n−ớc thực hiện chính sách phối hợp và hợp tác với các n−ớc láng giềng đang ở thời kỳ phát triển kinh tế mạnh để đ−ợc h−ởng lợi từ sự phát triển này và họ đã thành công. Nh− vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do chính sách của ta đối với Trung Quốc không phù hợp.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, tr−ớc hết chúng ta cần phải thay đổi về mặt t− duy và nhận thức, bỏ đi sự mặc cảm n−ớc nhỏ tr−ớc Trung Quốc, tiếp đến là thay đổi về mặt chính sách, chuyển từ chính sách bị động đối phó sang chính sách chủ động phối hợp, tận dụng sự phát triển của họ để mình phát triển theo, phải có sự phối và hợp tác chặt chẽ. Chúng ta có thể: (1) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế gắn với Trung Quốc theo h−ớng phát triển kinh tế biển, phát triển mạnh dịch vụ th−ơng mại gắn với biển; (2) Đầu t− sản xuất xăm lốp để xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa tăng đ−ợc giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu lại vừa hạn chế đ−ợc xuất khẩu nguyên liệu thô (cao su thiên nhiên); (3) Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị tr−ờng nội địa của Trung Quốc, chứ không chỉ dừng lại ở thị tr−ờng biên giới là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, sử dụng hai tỉnh

này với mục đích là “bàn đạp” để tiến sâu vào thị tr−ờng nội địa Trung Quốc; (4) Gắn kết chặt chẽ giữa th−ơng mại, đầu t− và dịch vụ, th−ơng mại sẽ đi đầu trong hợp tác với Trung Quốc; (5) Đẩy nhanh tiến trình xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”.

- Chính phủ, Bộ Th−ơng mại đàm phán với Chính phủ Trung Quốc và chính quyền hai tỉnh để phía bạn có chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung với lý do ta đang bị nhập siêu lớn trong quan hệ th−ơng mại song ph−ơng. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục duy trì −u đãi đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam qua đ−ờng biên mậu Vân Nam. Th−ơng l−ợng với Chính phủ Trung Quốc đề nghị cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu gạo cho hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây ven biên giới với Việt Nam.

Khi trở thành thành viên WTO, Chính phủ cần đàm phán với phía Trung Quốc thực hiện “Quy chế đối xử ngoại trừ tối huệ quốc” để vẫn phát triển đ−ợc khu vực biên giới hai n−ớc mà không vi phạm các quy định của WTO. Có nghĩa là Quy chế đối xử ngoại trừ của WTO cho phép hai n−ớc là thành viên và có chung biên giới vẫn đ−ợc dành −u đãi biên mậu cho nhau ở một mức nhất định mà không phải dành −u đãi này cho một n−ớc thứ ba.

- Đề nghị phía Trung Quốc đàm phán để thống nhất Hiệp định chung về kiểm dịch đối với cả động vật và thực vật vì nếu để riêng rẽ sẽ có thể trở thành rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây. Năm 2004, Chính phủ hai n−ớc đã ký đ−ợc 2 thỏa thuận quan trọng về kiểm dịch thủy sản và mặt hàng gạo là một b−ớc ngoặt lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý giữa hai bên, tạo điều kiện phát triển th−ơng mại song ph−ơng. Tuy nhiên, phạm vi sản phẩm đ−ợc h−ởng điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý trong xuất khẩu tại hai thỏa thuận còn rất hẹp, chỉ giới hạn là gạo và thủy sản, hơn nữa hai bên mới chỉ dừng ở việc ký các thỏa thuận chứ ch−a phải là một Hiệp định toàn diện về kiểm dịch động, thực vật. Hiệp định chung kiểm dịch động thực vật đóng vai trò quan trọng không những trong việc bảo vệ vật nuôi, cây trồng khỏi dịch bệnh, mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Việt Nam với hai tỉnh nói riêng. Do đó, Việt Nam cần sớm ký kết đ−ợc Hiệp định hợp tác kiểm dịch động thực vật nh− thỏa thuận tại Biên bản kỳ họp UBHTKTTM Việt - Trung lần thứ t−.

- Việt Nam cần có chính sách biên mậu áp dụng đối với từng loại cửa khẩu để có chính sách thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc và của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; cơ chế biên mậu cần mềm

dẻo linh hoạt và mở cửa để hợp tác và phát triển; có bộ phận chuyên trách chỉ đạo về quản lý biên mậu đối với các địa ph−ơng có chung biên giới với Trung Quốc; tăng c−ờng thiết lập môi tr−ờng thông thoáng nh−: mở thêm các điểm chợ biên giới, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả n−ớc tham gia trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

- Chính phủ cần điều chỉnh định mức miễn thuế nhập khẩu cho c− dân biên giới lên 1-2 triệu đồng/ngày/ng−ời. Định mức hiện tại là không quá 500.000đ/ngày/ng−ời, các tỉnh có cửa khẩu đều cho rằng định mức này quá thấp, không khuyến khích c− dân biên giới và nhân dân tham gia biên mậu. Trong khi đó, định mức của Trung Quốc là 3.000 NDT/ngày/ng−ời (t−ơng đ−ơng 6 triệu đồng). Nếu công dân Việt Nam xuất cảnh bằng hộ chiếu thì mới đ−ợc h−ởng định mức miễn thuế là 300 USD (t−ơng đ−ơng 4,7 triệu đồng), thấp hơn so với định mức miễn thuế của c− dân biên giới của phía Trung Quốc.

- Bộ Th−ơng mại nên sớm ban hành Qui chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

- Một số vấn đề nh− thanh toán, hải quan, kiểm soát biên giới,v.v... cần đ−ợc xem xét để ban hành các quy định hợp lý, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)