Trung Quốc thực hiện Chiến l−ợc khai phát miền Tây

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 84 - 86)

Tr−ớc tình trạng nghèo, lạc hậu và chậm phát triển của khu vực miền Tây, đầu những năm 90, Trung Quốc đã đề ra Chiến l−ợc khai phát miền Tây19, nhằm từng b−ớc đ−a miền Tây tiến kịp các vùng kinh tế khác, đặc biệt là giảm bớt khoảng cách chênh lệch so với khu vực miền Đông. Tuy nhiên, trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Trung Quốc mới chỉ đầu t− chủ yếu vào các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, ch−a chú ý thích đáng đến các yếu tố phát triển sản xuất, đặc biệt là ch−a tạo dựng đ−ợc môi tr−ờng đầu t− hấp dẫn để thu hút nguồn vốn n−ớc ngoài. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã thực sự coi trọng mục tiêu xây dựng và phát triển khu vực miền Tây, xem đây là nhiệm vụ chiến l−ợc trọng điểm trong thế kỷ XXI. Trung Quốc đề ra kế hoạch tổng thể về ch−ơng trình khai phát miền Tây, trong thời gian 50 năm, chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn một (2000 - 2010): Trong giai đoạn này, Trung Quốc chủ tr−ơng thông qua các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, b−ớc đầu thực hiện mục tiêu cải thiện môi tr−ờng đầu t−; hạn chế và khắc phục tình trạng xâm hại môi tr−ờng; từng b−ớc đ−a kinh tế vào quỹ đạo phát triển lành mạnh, thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, Nhà n−ớc sẽ có kế hoạch trợ giúp về tài chính cho khu vực miền Tây.

Giai đoạn hai (2011 - 2030): Trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, giải quyết ổn thỏa các vấn đề do lịch sử để lại và phát huy những thành tựu đã đạt đ−ợc trong công cuộc xây dựng thể chế, miền Tây sẽ b−ớc vào “thời kỳ tăng tốc”. Miền Tây cần căn cứ vào nhu cầu thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc, xuất phát từ thế mạnh và

19

Từ “miền Tây” trong “Chiến l−ợc khai phát miền Tây” bao gồm miền Tây và Tây Nam Trung Quốc, gồm 12 tỉnh: Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạo, Thanh Hải, Tân C−ơng, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng, Quảng Tây và Nội Mông Cổ.

các mặt hàng có sức cạnh tranh của địa ph−ơng để đẩy mạnh sản xuất, cung cấp nguồn hàng có khả năng chiếm lĩnh thị tr−ờng. Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn này là phát triển một b−ớc đáng kể toàn bộ các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; thực hiện đô thị hóa trên 50% các vùng thuộc khu vực miền Tây; một số vùng sẽ hoàn thành tr−ớc kế hoạch công nghiệp hóa, một số vùng b−ớc vào giai đoạn hậu công nghiệp hóa.

Giai đoạn ba (2031 - 2049): Trong giai đoạn cuối cùng này, Trung Quốc đề ra mục tiêu thúc đẩy toàn diện công cuộc hiện đại hóa, các vùng còn lại đều đi đúng quỹ đạo của quá trình hiện đại hóa. Khu vực miền Tây phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI sẽ tạo dựng thành công nền kinh tế phồn thịnh, cục diện xã hội ổn định trong khối đại đoàn kết dân tộc, sánh b−ớc cùng nhân dân cả n−ớc không ngừng tiến lên trong công cuộc cải cách và mở cửa.

Để thực hiện mục tiêu chiến l−ợc đ−a miền Tây nhanh chóng tiến kịp các vùng kinh tế khác trong cả n−ớc, chính phủ Trung Quốc chủ tr−ơng −u tiên đầu t− và hỗ trợ ngân sách cho các hạng mục xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất, xóa đói nghèo, phát triển văn hóa xã hội,v.v... của khu vực miền Tây. Đồng thời, Trung Quốc còn chú trọng mở rộng mối giao l−u hợp tác kinh tế giữa miền Tây với n−ớc ngoài và các khu vực kinh tế nhiều tiềm lực trong n−ớc, với mục đích thu hút nhiều hơn các hạng mục đầu t− phát triển miền Tây trong những thập niên tới. Trong giai đoạn đầu, ngoài ngân sách hỗ trợ của Nhà n−ớc và nguồn vốn đầu t− bên ngoài, khu vực miền Tây còn đ−ợc h−ởng chính sách vay tín dụng −u đãi, đặc biệt đối với mục đích vay để phát triển sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn rất tích cực thực hiện ch−ơng trình xây dựng và cải cách thể chế quản lý tại khu vực miền Tây, nhằm mở rộng hơn quyền tự chủ, sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tại đây.

Để mở rộng mối giao l−u hợp tác kinh tế giữa miền Tây với n−ớc ngoài, Trung Quốc đã thực thi chính sách mở cửa phía Tây Nam. Chính phủ đã dành những −u đãi đặc biệt đối với vùng phía Tây Nam Trung Quốc có chung đ−ờng biên giới với Việt Nam, gồm có hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Tại Hội nghị hiệp th−ơng kinh tế của vùng Tây Nam (năm 1992), Thủ t−ớng Quốc vụ viện Lý Bằng đã khuyến khích “Các tỉnh, khu tự trị vùng Tây Nam liên hợp lại, tăng nhanh nhịp độ cải cách, mở rộng cửa ngõ để b−ớc vào vùng Đông Nam á”. Chính sách mở cửa phía Tây Nam đ−ợc thực hiện với những ph−ơng châm phát triển nh− sau: “Mở cửa liên kết với bên ngoài, có chính sách −u đãi, trao quyền tự chủ cho các địa ph−ơng ven biên giới, lấy mở cửa h−ớng về Đông Nam á làm trọng điểm nhằm mở rộng thị tr−ờng sang các n−ớc láng giềng, tr−ớc hết là các n−ớc Đông D−ơng, Mianma”.

Thực hiện Chiến l−ợc khai phát miền Tây, Chính phủ Trung Quốc dành −u đãi về thuế và áp dụng chính sách phát triển kinh tế khu vực này. Chiến l−ợc khai phát miền Tây cũng hết sức coi trọng tuyến huyết mạch của vùng này qua cửa khẩu Lào Cai và cảng Hải Phòng. Đây là cửa ngõ gần nhất để miền Tây Trung Quốc mở rộng trao đổi th−ơng mại với khu vực và các n−ớc khác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 84 - 86)